Đã tới lúc nên trang bị 'cánh tay nối dài' cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy?
Món đồ công nghệ này hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quân và dân sự.
"Con mắt trên bầu trời" và "Cánh tay nối dài"
Vâng có thể bạn đã đoán được thứ chúng tôi muốn nói tới là gì, đó chính là Drone (máy bay không người lái).
Năm 2016, vụ hỏa hoạn tại một nhà kho ở Oakland, California, Mỹ đã cướp đi sinh mạng của 36 người. Lính cứu hỏa đã sử dụng Drone để xác định các điểm cháy lớn và tìm kiếm người sống sót trong công trình đã không còn an toàn sau khi đám cháy được dập tắt.
Kể từ đó Drone đã nhanh chóng được chú ý khi các lực lượng phòng cháy và chữa cháy trên khắp thế giới bắt đầu áp dụng công nghệ này.
Trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, Drone không chỉ dừng lại ở "con mắt trên bầu trời" mà cũng có thể trở thành "cánh tay nối dài" của lực lượng chuyên trách, đặc biệt là trong các môi trường dày đặc như đô thị.
Tại Mỹ, hơn 900 cơ quan tình trạng khẩn cấp đang sử dụng Drone và khoảng 186 trong số đó được cho là có liên quan đến các hoạt động cứu hỏa và y tế khẩn cấp.
Các drone chữa cháy có thể được lực lượng phòng cháy và chữa cháy sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau để cung cấp sự hỗ trợ bao gồm:
1. Tăng cường nhận thức tình huống
Trong một tình huống điển hình khi đám cháy bùng phát trong một tòa nhà, lính cứu hỏa nhanh chóng đến hiện trường và phải làm việc với thông tin hạn chế về quy mô của đám cháy và thiệt hại mà nó gây ra cho cấu trúc của tòa nhà.
Nếu sở hữu một chiếc Drone, họ sẽ có thể bắt đầu công việc bằng việc đánh giá hiện trường từ trên không và tính toán ra quy mô của đám cháy trước khi bắt đầu các hoạt động cứu hộ.
2. Thâm nhập những nơi khó tiếp cận
Nhỏ gọn và linh hoạt, Drone có thể di chuyển hiệu quả trong những không gian chật hẹp.
Đồng thời việc triển khai trước chúng sẽ tránh những tình huống không an toàn cho lực lượng cứu hỏa.
Mặc dù câu hỏi phổ biến là có thể sử dụng Drone để trực tiếp dập lửa hay không - thì câu trả lời phù hợp là không. Dù một số công ty và tổ chức đã trang bị vòi nước chữa cháy cho Drone nhưng chúng hữu ích hơn trong việc thu thập thông tin.
3. Thu thập thông tin
Trong tình huống chữa cháy, lính cứu hỏa sẽ phải chiến đấu với thời gian để vừa cứu càng nhiều mạng sống càng tốt - bao gồm của chính mình.
Những chiếc Drone được trang bị camera nhiệt có thể hỗ trợ họ xác định các điểm nóng bên trong cấu trúc đang cháy trước khi di chuyển.
4. Tìm kiếm và cứu nạn
Một Drone với camera nhiệt có thể thực hiện công việc của 100 người bằng cách quét qua một khu vực rộng lớn và xác định các nạn nhân.
Trong một đám cháy lớn hoặc thảm họa tự nhiên như động đất, Drone có thể bay qua các công trình bị đổ và xác định những người bị mắc kẹt, thậm chí xác định các rò rỉ nguy hiểm.
5. Hoạt động ban đêm
Các vụ hỏa hoạn thường bùng phát ngay cả sau khi mặt trời lặn. Những chiếc Drone được trang bị đèn pha có thể giúp chiếu sáng hiện trường trong đêm, tăng tầm quan sát của lính cứu hỏa.
6. Giám sát tiến độ
Các nỗ lực chữa cháy bao gồm một chu trình hành động và đánh giá liên tục. Drone có thể đóng vai trò then chốt trong việc theo dõi tiến trình này.
Có thể ví dụ như việc quan sát tác động của nước, các chất chống cháy với ngọn lửa có thể giúp tối ưu hóa nguồn lực cho việc dập lửa.
Loại Drone nào phù hợp cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy?
Tóm lại, việc sử dụng Drone giúp nâng cao hiệu quả, an toàn của các nỗ lực ứng phó với hỏa hoạn.
Và nói tới việc cách mạng hóa hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở quy mô nhỏ, chúng ta không thể bỏ qua các hệ thống Drone-in-a-Box (Drone trong hộp).
Các trạm tự động này đóng vai trò là trung tâm để triển khai, sạc lại, truyền dữ liệu và chứa Drone được thiết kế để chống cháy.
Một số giải pháp Drone-in-a-Box phổ biến cho hoạt động chữa cháy có thể kể tới như DJI dock, Hextronics và Heisha.
Còn ở quy mô lớn hơn, các hệ thống như FlytBase tạo ra một mạng lưới kết nối, phần mềm tự lái hàng loạt Drone cung cấp bức tranh toàn cảnh về hiện trường...