Chuyên trang Hồ sơ sự kiện sẽ ra mắt ấn phẩm 'Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số'
'Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số' đó là chủ đề ấn phẩm chuyên san Hồ sơ sự kiện số 530, phát hành ngày 10/11/2024, sẽ đăng tải chậm hơn trên chuyên trang điện tử Hồ sơ sự kiện (https://hssk.tapchicongsan.org.vn).
Chuyên đề “Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số”, gồm 15 bài, với cơ cấu như các số thường lệ, bao gồm các chuyên mục: Hồ sơ (5 phần), Vấn đề và Bình luận (5 bài) và Bên lề sự kiện (5 bài)...
Chuyên mục Hồ sơ gồm các phần cụ thể là: Nhận diện kỷ nguyên số; Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số; Khẳng định vai trò trong kỷ nguyên số; Chiến lược và hành động của một số khu vực, quốc gia trong kỷ nguyên số và Việt Nam: Tận dụng thời cơ để phát triển.
Chuyên mục Vấn đề và Bình luận gồm các bài: Một số vấn đề về cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững; Cần thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt; Phát huy vai trò then chốt của doanh nghiệp nhà nước; Chuyển đổi để gia tăng vai trò của kinh tế nhà nước; Chuyển đổi số và vai trò đầu tàu của kinh tế nhà nước.
Chuyên mục Bên lề sự kiện gồm các bài: Phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển ngành hàng không: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong kỷ nguyên mới; Chương trình Bông Sen Vàng: Hành trình số hóa cải tiến đầy cống hiến; Ngành than và Quảng Ninh như hình với bóng; Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc và bài toán chuyển đổi số.
Bên cạnh những thông tin liên quan đến chủ đề “Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số”, chuyên san Hồ sơ sự kiện vẫn bám sát dòng thời sự chủ lưu trong nước và quốc tế, với các bài viết thuộc các chuyên mục: Kinh tế và Hội nhập, Phóng sự - Ghi chép, Cửa sổ nhìn ra thế giới, Tư liệu – Giải mật, Văn hóa – Xã hội, Chuyện xưa – Ngẫm nay.
Nội dung chuyên trang đã bám sát dòng thời sự, trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ lực, quan trọng, then chốt trong nền kinh tế quốc gia.
Thông qua kinh tế nhà nước, nhà nước vừa trực tiếp “làm kinh tế”, vừa điều hành, quản lý, kiểm soát sự phát triển và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Vai trò quan trọng của kinh tế nhà nước mà các thành phần kinh tế khác không thể có được, càng không thể thay thế được...
Theo thời gian, tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước và của phần vốn, cổ phần của nhà nước trong các doanh nghiệp tại nhiều nước, đặc biệt các nước công nghiệp phát triển có giảm. Quá trình này được gọi là tư nhân hóa nền kinh tế...
Đặc biệt, kỷ nguyên số buộc mọi thành phần kinh tế phải chuyển đổi kịp thời, triệt để và sâu rộng. Thành phần kinh tế nhà nước không phải là ngoại lệ...