Chuyên gia chỉ ra lợi bất cập hại nếu châu Âu hủy bỏ các hợp đồng khí đốt dài hạn với Nga

Việc hủy bỏ các hợp đồng khí đốt dài hạn sau năm 2049 như Ủy ban châu Âu đề xuất có thể dẫn tới sự đầu tư vào ngành này sẽ ít đi, và giá khí đốt tăng lên.

Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Giám đốc cấp cao của nhóm tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa Fitch - Dmitry Marinchenko cho biết, việc hủy bỏ các hợp đồng khí đốt dài hạn sau năm 2049 như Ủy ban châu Âu đề xuất có thể dẫn tới sự đầu tư vào ngành này sẽ ít đi, và giá khí đốt tăng lên.

Ngày 16/12, Ủy ban châu Âu đề nghị áp dụng lệnh cấm gia hạn hợp đồng cung cấp khí đốt tự nhiên dài hạn sau năm 2049 nhằm giúp các nhà sản xuất khí tái tạo, đặc biệt là hydro và khí sinh học đơn giản hóa việc gia nhập thị trường năng lượng, và tạo tiền đề cho việc loại bỏ dần khí hóa thạch từ cơ cấu năng lượng.

Marinchenko nói: “Nếu nhu cầu khí đốt không giảm đáng kể, việc hủy bỏ các hợp đồng dài hạn có thể dẫn đến hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này suy giảm không cần thiết và giá cả tăng lên.”

Đồng thời, việc từ chối các hợp đồng dài hạn không có nghĩa là tự động Nga và các nước khác giảm xuất khẩu mà có nghĩa là các nhà sản xuất, bao gồm cả Nga, sẽ thay người tiêu dùng gánh chịu rủi ro lớn hơn về khối lượng cung ứng, chuyên gia này cho biết. Không ai biết rõ quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc tiêu thụ khí đốt ở châu Âu.

"Nếu đề xuất này được thông qua, nó cùng với các sáng kiến khác sẽ mở đường cho việc từ bỏ dần khí đốt tự nhiên ở châu Âu", chuyên gia này nói thêm.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/chuyen-gia-chi-ra-loi-bat-cap-hai-neu-chau-au-huy-bo-cac-hop-dong-khi-dot-dai-han-voi-nga-636098.html