Đây là chiếc xe tăng Tiger I đời đầu, bị Trung đoàn Xe tăng Hoàng gia số 48 của Anh thu giữ ở chiến trường Tunisia tại Mặt trận Bắc Phi. Nguồn ảnh: Vitaly.
Theo hồ sơ mà quân Đồng minh có được sau khi Chiến tranh Thế giới kết thúc, chiếc Tiger này được lắp ráp tại Kassel, Đức với phần thân được sản xuất bởi Henschel trong khi tháp pháo được sản xuất bởi hãng Wegmann A. Nguồn ảnh: Vitaly.
Xe tăng Tiger số hiệu 131 được hoàn thiện vào tháng 1 hoặc tháng 2/1943 với số khung là 250122 và được vận chuyển tới chiến trường Tunisia trong khoảng thời gian từ ngày 12/3 tới 16/4 cùng năm đó. Nguồn ảnh: Vitaly.
Khi tới mặt trận, chiếc xe tăng này được gia nhập vào Trung đội số 3, Đại đội số 1 Lữ đoàn thiết giáp hạng nặng 504 và chiến đấu trong chiến dịch Bắc Phi. Nguồn ảnh: Vitaly.
Trong trận chiến đấu diễn ra vào cuối tháng 4/1943 - nghĩa là chỉ sau khi tới châu Phi khoảng một tuần, Tiger 131 đã bị dính 3 phát đạn chống tăng từ xe tăng Churchill của Anh. Nguồn ảnh: Vitaly.
Theo tài liệu được ghi nhận lại, một phát đạn 6 pounds (57mm) từ xe tăng Churchill đã trúng vào nòng pháo Tiger 131 nhưng không xuyên mà bật nảy vào khe giữa tháp pháo với thân xe tăng Tiger, kết quả của phát đạn đầu tiên này là tháp pháo chiếc Tiger 131 bị kẹt, tài xế và xạ thủ súng máy bị thương, radio trên chiếc Tiger 131 cũng tan tành. Nguồn ảnh: Vitaly.
Phát đạn thứ hai trúng vào phần nòng pháo tiếp giáp với tháp pháo của chiếc Tiger 131 khiến nó mất khả năng nâng hạ nòng. Vào thời điểm này, về cơ bản chiếc Tiger 131 đã gần như không còn khả năng chiến đấu khi nó vừa không xoay tháp pháo được, vừa không nâng hạ nòng pháo được. Nguồn ảnh: Vitaly.
Phát đạn thú ba, phát cuối cùng kết liễu cuộc phiêu lưu ngắn ngủi của Tiger 131 ở Bắc Phi đã trúng vào cửa nắp của nạp đạn viên. Mảnh văng bắn vào bên trong khiến hư hỏng một vài thiết bị điện của xe tăng Tiger 131. Kíp chiến đấu trong xe tăng phải bỏ xe, đưa thương binh ra ngoài và rút lui. Nguồn ảnh: Vitaly.
Quân đội Anh chiếm được chiếc xe tăng Tiger 131 này và đây cũng là chiếc xe tăng Tiger đầu tiên mà Anh tóm được. Đáng lẽ ra, chiếc xe tăng này sẽ được mang ra làm bia tập bắn thử cho các loại xe tăng, pháo chống tăng của Anh để tìm được điểm yếu, tuy nhiên do còn quá mới, chiếc xe tăng đã được đưa về Anh để trưng bày như một chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: Vitaly.
Trong suốt thời gian kể từ khi được đưa về Anh cho tới tận năm 1990, Tiger 131 chỉ được nằm im lìm trong viện bảo tàng cho tới khi nó được bàn giao cho quân đội để sửa chữa. Nguồn ảnh: Vitaly.
Động cơ của chiếc Tiger 131 đã hỏng hoàn toàn và không thể khắc phục được, các Kỹ sư Công binh Hoàng gia Anh đã phải sử dụng động cơ Maybach HL230 - động cơ của chiếc Tiger II đặt vào trong chiếc Tiger I này để lấy lại khả năng di chuyển của nó. Trong khi đó, động cơ Maybach HL210 lại được mang ra, cắt đôi để trưng bày. Nguồn ảnh: Vitaly.
Cuối năm 2003, chiếc Tiger số hiệu 131 đã được đưa trở lại bảo tàng với khả năng di chuyển được phục hồi lại. Tiger 131 với tư cách là chiếc Tiger nguyên bản duy nhất còn di chuyển được đã xuất hiện trong rất nhiều bộ phim lấy đề tài Chiến tranh Thế giới thứ hai và tất nhiên, trong mọi bộ phim mà nó tham gia, nó đều bị... tiêu diệt. Nguồn ảnh: Vitaly.
Mời độc giả xem Video: Âm thanh sống động của Con Cọp khi khởi động.
Trần Trân