Cầu kỳ như… máng xối nước mưa ở di tích Huế

Đến với các di tích triều Nguyễn tại Huế, du khách dễ nhận thấy những máng xối nước mưa không chỉ đơn thuần là những chi tiết kiến trúc mà còn là tác phẩm nghệ thuật với các họa tiết độc đáo. Nổi bật trong đó là hình ảnh rồng và cá chép, những biểu tượng của quyền lực và may mắn.

Những máng xối không chỉ giúp thoát nước mưa mà còn mang đến nét đẹp tinh tế, gắn liền với triết lý văn hóa Á Đông. Nói không quá rằng, đứng dưới những máng xối này khi mưa, ta như được chứng kiến sự giao hòa giữa nghệ thuật và thiên nhiên qua từng giọt nước mưa rơi...

Máng xối nước mưa được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ với những họa tiết tinh xảo, đậm chất nghệ thuật. Ảnh chụp tại Điện Thái Hòa – Đại nội Huế. Ảnh: Xuân Đạt

Máng xối nước mưa được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ với những họa tiết tinh xảo, đậm chất nghệ thuật. Ảnh chụp tại Điện Thái Hòa – Đại nội Huế. Ảnh: Xuân Đạt

Máng xối nước mưa không chỉ đơn thuần là những chi tiết kiến trúc mà còn là tác phẩm nghệ thuật với các họa tiết độc đáo. Ảnh chụp tại Thế Tổ Miếu – Đại nội Huế. Ảnh: Xuân Đạt

Máng xối nước mưa không chỉ đơn thuần là những chi tiết kiến trúc mà còn là tác phẩm nghệ thuật với các họa tiết độc đáo. Ảnh chụp tại Thế Tổ Miếu – Đại nội Huế. Ảnh: Xuân Đạt

Những máng xối không chỉ giúp thoát nước mưa mà còn mang đến nét đẹp tinh tế, gắn liền với triết lý văn hóa Á Đông. Ảnh chụp tại lăng vua Minh Mạng. Ảnh: Xuân Đạt

Những máng xối không chỉ giúp thoát nước mưa mà còn mang đến nét đẹp tinh tế, gắn liền với triết lý văn hóa Á Đông. Ảnh chụp tại lăng vua Minh Mạng. Ảnh: Xuân Đạt

Sự tinh tế và tỉ mỉ thể hiện ngay ở những họa tiết tạo tác phần đầu máng xối hình rồng. Ảnh: Xuân Đạt

Sự tinh tế và tỉ mỉ thể hiện ngay ở những họa tiết tạo tác phần đầu máng xối hình rồng. Ảnh: Xuân Đạt

Hình tượng con cá (thường là cá chép) được lựa chọn để trang trí máng xối nước mưa biểu tượng cho sự sung túc, dư dả. Ảnh chụp tại lăng vua Đồng Khánh. Ảnh: Xuân Đạt

Hình tượng con cá (thường là cá chép) được lựa chọn để trang trí máng xối nước mưa biểu tượng cho sự sung túc, dư dả. Ảnh chụp tại lăng vua Đồng Khánh. Ảnh: Xuân Đạt

Đầu máng xối nước được đắp nổi, họa tiết sắc nét. Ảnh: Xuân Đạt

Đầu máng xối nước được đắp nổi, họa tiết sắc nét. Ảnh: Xuân Đạt

Các máng xối nước chính là điểm giao tinh tế giúp kết nối 2 lớp mái của các nếp nhà, tiền đường - hậu đường.

Các máng xối nước chính là điểm giao tinh tế giúp kết nối 2 lớp mái của các nếp nhà, tiền đường - hậu đường.

Máng xối nước mưa hình tượng cá chép hóa rồng trên mái Xung Khiêm Tạ - lăng vua Tự Đức. Ảnh: Xuân Đạt

Máng xối nước mưa hình tượng cá chép hóa rồng trên mái Xung Khiêm Tạ - lăng vua Tự Đức. Ảnh: Xuân Đạt

Xối nước dù là chi tiết nhỏ nhưng giúp kiến trúc tổng thể của công trình kiến trúc cung đình hài hòa hơn, thẩm mỹ hơn. Ảnh: Xuân Đạt

Xối nước dù là chi tiết nhỏ nhưng giúp kiến trúc tổng thể của công trình kiến trúc cung đình hài hòa hơn, thẩm mỹ hơn. Ảnh: Xuân Đạt

Xuân Đạt

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/cau-ky-nhu-mang-xoi-nuoc-mua-o-di-tich-hue/