Theo RT, ngày 29/6, tổ máy phát điện đầu tiên của siêu đập thủy điện Ô Đông Đức ở Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động. Ảnh: News.cn.
Nhà máy thủy điện Ô Đông Đức được xây dựng trên sông Kim Sa, đoạn thượng nguồn của sông Trường Giang - con sông dài nhất Châu Á. Đập thủy điện này nằm ở ranh giới hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc. Ảnh: News.cn.
Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức là một trong những con đập cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn so với đập Tam Hiệp (185 mét). Ảnh: News.cn.
Ô Đông Đức hiện là nhà máy thủy điện lớn thứ 7 trên thế giới và lớn thứ 4 tại Trung Quốc. Ảnh: News.cn.
Ô Đông Đức là một trong các siêu đập thủy điện thuộc dự án phát triển Vành đai Kinh tế Sông Trường Giang, cùng với các nhà máy điện Tam Hiệp, Bạch Hạc Than và Khê Lạc Độ. Ảnh: Twitter.
Theo Reuters, khoảng 32.000 cư dân đã phải di dời để xây hồ trữ nước cho đập Ô Đông Đức, có sức chứa 7,4 tỷ mét khối. Ảnh: Youtube.
Nhà máy thủy điện Ô Đông Đức được khởi công xây dựng vào tháng 12/2015. Tất cả các đơn vị sản xuất điện của nhà máy Ô Đông Đức dự kiến đưa vào hoạt động tháng 7/2021. Ảnh: Reuters.
Tân Hoa Xã đưa tin, Ô Đông Đức có tổng công suất lắp đặt lên tới là 10,2 triệu kilowatt, với công suất phát điện ước tính hàng năm là 38,91 tỉ kilowatt giờ. Tổng chi phí đầu tư cho dự án này lên đến 120 tỷ nhân dân tệ (16,95 tỉ USD). Ảnh: News.cn.
Ô Đông Đức được mệnh danh là nhà máy thủy điện “thông minh nhất” thế giới, được xây dựng từ những công nghệ thông minh và hiện đại nhất. Ảnh: News.cn.
Thông tin về dự án thủy điện Ô Đông Đức của Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh mưa lũ đã gây ảnh hưởng nặng nề tới khu vực phía nam Trung Quốc trong nhiều tuần qua, đe dọa đập Tam Hiệp. Ảnh: News.cn.
Ngày 22/6, chuyên gia thủy văn người Đức gốc Hoa Wang Weiluo cảnh báo rằng đập Tam Hiệp không ổn định như nhiều người tưởng và nó có thể vỡ bất cứ lúc nào. Ảnh: Wikipedia.
Tuy nhiên, ngày 24/6, chính phủ Trung Quốc phủ nhận thông tin đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ, khẳng định rằng kết cấu của đập thủy điện lớn nhất thế giới này vẫn nguyên vẹn và dư sức chứa lượng nước đổ về. Ảnh: Global Times.
Mời độc giả xem thêm video về vụ vỡ đập thủy điện ở Lào (Nguồn video: VTC 14)
Thiên An (T.H)