Các nhà khoa học tuyên bố hồi sinh voi ma mút từ bộ xương
a những sinh vật đã tuyệt chủng sống lại là câu chuyện khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, những tiến bộ trong di truyền học đang khiến việc hồi sinh những động vật đã biến mất trở thành một triển vọng có khả năng thực hiện.
Các nhà di truyền học, đứng đầu là George Church của Trường Y Harvard có mục đích đưa loài voi ma mút vốn đã biến mất 4.000 năm trước trở lại cuộc sống.
Những nỗ lực này đã có một sự thúc đẩy lớn vào thứ Hai (13/9) với việc công bố khoản đầu tư 15 triệu đô la.
Mô hình voi ma mút này đang được trưng bày tại Pháp. Một công ty di truyền và khoa học sinh học mới tên Colossal đã huy động được 15 triệu đô la để hồi sinh loài voi ma mút vốn đã tuyệt chủng. Ảnh: CNN
Những người ủng hộ nói rằng việc mang voi ma mút trở lại có thể giúp khôi phục hệ sinh thái mong manh ở Bắc Cực, chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu và bảo tồn loài voi châu Á có nguy cơ tuyệt chủng, loài có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với voi ma mút.
Tuy nhiên, đó là một kế hoạch táo bạo đầy rẫy các vấn đề đạo đức. "Mục tiêu của chúng tôi là có những chú voi con đầu tiên trong vòng 4 đến 6 năm tới", doanh nhân công nghệ Ben Lamm, người cùng với Church đồng sáng lập Colossal, một công ty khoa học sinh học và di truyền hỗ trợ dự án cho biết.
Giáo sư Di truyền Robert Winthrop tại Trường Y Harvard, cho biết khoản đầu tư và trọng tâm mới do Lamm và các nhà đầu tư của ông mang lại đánh dấu một bước tiến lớn.
"Điều này sẽ thay đổi mọi thứ", Church đã đi đầu trong lĩnh vực gen, bao gồm cả việc sử dụng CRISPR, công cụ chỉnh sửa gen mang tính cách mạng được mô tả là viết lại mã sự sống, để thay đổi đặc tính của các loài sống. Công việc của ông tạo ra những con lợn có nội tạng tương thích với cơ thể người đồng nghĩa với việc một ngày nào đó, một quả thận cho một bệnh nhân cần được cấy ghép có thể đến từ một con lợn.
Ông nói: "Chúng tôi đã phải thực hiện rất nhiều thay đổi di truyền để làm cho chúng trở nên tương thích với con người. Và trong trường hợp đó, chúng tôi có những con lợn rất khỏe mạnh đang sinh sản và hiến tặng nội tạng cho các thử nghiệm tiền lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts".
George Church, giáo sư di truyền học tại Trường Y Harvard, đã phát biểu trên sân khấu trong sự kiện The New Yorker TechFest 2016 ở thành phố New York. Ảnh: CNN
Nhóm nghiên cứu đã phân tích bộ gen của 23 loài voi còn sống và voi ma mút đã tuyệt chủng, Church cho biết. Các nhà khoa học tin rằng họ sẽ cần đồng thời lập trình "tới 50 thay đổi" đối với mã di truyền của voi châu Á để cung cấp cho nó những đặc điểm cần thiết để tồn tại và phát triển ở Bắc Cực.
Những đặc điểm này bao gồm một lớp mỡ cách nhiệt dày 10 cm, 5 loại lông xù xì khác nhau, trong đó có một số dài tới một mét, và đôi tai nhỏ hơn sẽ giúp con lai có thể chịu được lạnh. Nhóm nghiên cứu cũng có kế hoạch cố gắng thiết kế để con vật không có ngà giúp chúng không trở thành mục tiêu của những kẻ săn trộm ngà voi.