Bổ sung axit amin chuỗi nhánh, giảm thiểu biến chứng xơ gan
Theo nhiều nghiên cứu và khuyến nghị, việc bổ sung các axit amin chuỗi nhánh là một phương pháp điều trị xơ gan hiệu quả, giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Phương pháp điều trị này đã được trình bày trong Hội nghị khoa học chuyên đề: Vai trò của các axit amin chuỗi nhánh (BCAA) trên bệnh nhân xơ gan, tổ chức ngày 1/8/2015 tại Hà Nội.
Hội nghị có sự tham gia và trình bày của các diễn giả uy tín là GS. Bùi Hữu Hoàng, Trưởng phân Khoa Tiêu hóa Gan mật BV Đại Học Y Dược TP HCM và TS. BS. Michio Imawari - Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Gan học Nhật Bản cùng nhiều y bác sĩ trong lĩnh vực Tiêu hóa - Gan mật tại Việt Nam.
Xơ gan - vấn đề sức khỏe đáng báo động tại Việt Nam
Gan là cơ quan đóng nhiều vai trò quan trọng như giải độc, sinh tổng hợp protein (chất đạm), chuyển hóa chất béo, chuyển hóa đường…Theo báo cáo của TS.BS. Michio Imawari trong buổi hội nghị, trong số nhiều bệnh về gan, xơ gan hiện đang là vấn đề sức khỏe đáng báo động tại Việt Nam.
Xơ gan là tình trạng thay đổi cấu trúc gan do các tế bào gan bình thường bị xơ hóa. Xơ gan gây mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa (kém ăn, nôn mửa), có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, cổ trướng, phù, vàng da - vàng mắt, chứng não gan, ung thư gan và gây tử vong.
Theo báo cáo, số ca tử vong tại Việt Nam do xơ gan chiếm đến 3% tổng số ca tử vong do bệnh tật gây ra.
Tại Việt Nam, viêm gan virus mãn tính và uống nhiều rượu bia là hai nguyên nhân chính dẫn tới xơ gan. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỉ lệ người nhiễm virus viêm gan tương đối cao (khoảng 10% - 20% dân số nhiễm virus viêm gan B và 9,4% nhiễm virus viêm gan C).
Giải pháp cho bệnh xơ gan
Hội nghị khoa học chuyên đề “Vai trò của BCAA trên bệnh nhân xơ gan” đã công bố các kết quả khoa học chứng minh việc bổ sung các axit amin chuỗi nhánh là một liệu pháp điều trị hiệu quả trong giai đoạn xơ gan mất bù (giai đoạn xơ gan nghiêm trọng, những tế bào gan chưa bị tổn thương và xơ hóa không còn khả năng bù trừ về mặt chức năng cho các tế bào đã bị tổn thương, còn gọi là xơ gan cổ trướng).
Các axit amin chuỗi nhánh (tên gọi xuất phát từ cấu trúc mạch phân nhánh của các axit amin này) bao gồm Isoleucine, Leucine, Valine - 3 trong số hơn 20 loại axit amin thiết yếu cấu tạo nên protein trong cơ thể sống.
Một đặc trưng của các bệnh nhân xơ gan đó là có hàm lượng albumin máu thấp. Albumin là một protein đóng nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vì gan là cơ quan sản xuất albumin nên khi xơ gan, nhất là ở giai đoạn mất bù, sẽ dẫn đến giảm nồng độ albumin trong máu. Theo các nghiên cứu khoa học, các bệnh nhân có hàm lượng albumin máu thấp có tỉ lệ biến chứng và tử vong cao hơn nhiều so với các bệnh nhân khác. Do vậy, việc duy trì nồng độ albumin máu là yếu tố vô cùng quan trọng để cải thiện tình trạng ở các bệnh nhân xơ gan.
Các kết quả nghiên cứu được chia sẻ bởi TS. BS. Michio Imawari và GS. Bùi Hữu Hoàng như nghiên cứu của Muto và Yatsuhashi (2005) hay nghiên cứu của Marchesini (2003) trên hàng trăm bệnh nhân xơ gan cho thấy, việc bổ sung axit amin chuỗi nhánh giúp tăng tổng hợp albumin máu; qua đó ức chế đáng kể sự phát triển các biến chứng nghiêm trọng do xơ gan gây ra, cải thiện đáng kể tình trạng của bệnh nhân.
Bổ sung axit amin chuỗi nhánh bằng cách nào?
Tại hội nghị, các chuyên gia về gan đã giới thiệu sản phẩm LIVACT granules của Công ty Dược phẩm Ajinomoto - Nhật Bản như một giải pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân xơ gan. Thành phần chính của LIVACT granules là các axit amin chuỗi nhánh, được chứng minh lâm sàng là hiệu quả trong việc cải thiện hàm lượng albumin máu ở các bệnh nhân xơ gan, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do xơ gan gây ra.
Sản phẩm dùng đường uống, được chỉ định cho các bệnh nhân xơ gan giai đoạn mất bù và khuyến nghị sử dụng sau thời gian điều trị biến chứng ở bệnh viện và quay trở về nhà vì có thể giúp các bệnh nhân này kéo dài thời gian điều trị tại nhà; qua đó làm giảm căng thẳng, mệt mỏi do điều trị tại bệnh viện. Sản phẩm LIVACT granules đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản khuyến nghị sử dụng