Bí mật về cây đa nghìn năm tuổi 'biết đi'

Cây đa nghìn năm tuổi nằm cạnh ngôi đền cổ ở Ninh Bình được người dân gọi là cây đa biết đi, bởi nó đã 3 lần thay gốc.

Bên trong khu du lịch (KDL) sinh thái Thung Nham ở thôn Hải Nham, xã Ninh Hải, TP Hoa Lư (Ninh Bình), có một cây đa được người dân địa phương gọi với cái tên huyền bí là 'cây đa di chuyển' hay 'cây đa biết đi'. Ảnh: Đình Minh

Bên trong khu du lịch (KDL) sinh thái Thung Nham ở thôn Hải Nham, xã Ninh Hải, TP Hoa Lư (Ninh Bình), có một cây đa được người dân địa phương gọi với cái tên huyền bí là 'cây đa di chuyển' hay 'cây đa biết đi'. Ảnh: Đình Minh

Theo tài liệu còn lưu trữ tại UBND xã Ninh Hải, Việt Thắng đại vương là một trong những công thần phò tá Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, sau khi vua lên ngôi, vị tướng này đã tình nguyện về trấn giữ cửa phía Tây của kinh thành Hoa Lư và sống ẩn dật đến khi mất. Để tưởng nhớ công lao của ông, vua Đinh Tiên Hoàng cho xây ngôi đền ngay dưới gốc đa và đặt tên là đền Gối Đại. Ảnh: Đình Minh

Theo tài liệu còn lưu trữ tại UBND xã Ninh Hải, Việt Thắng đại vương là một trong những công thần phò tá Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, sau khi vua lên ngôi, vị tướng này đã tình nguyện về trấn giữ cửa phía Tây của kinh thành Hoa Lư và sống ẩn dật đến khi mất. Để tưởng nhớ công lao của ông, vua Đinh Tiên Hoàng cho xây ngôi đền ngay dưới gốc đa và đặt tên là đền Gối Đại. Ảnh: Đình Minh

Theo đại diện Ban quản lý KDL sinh thái Thung Nham, trải qua thăng trầm của lịch sử và biến cố thời gian, dù ngôi đền đã nhiều lần bị hư hỏng, phải trùng tu, sửa chữa nhưng cây đa thì vẫn đứng đó, sừng sững bên cạnh ngôi đền. Ảnh: Đình Minh

Theo đại diện Ban quản lý KDL sinh thái Thung Nham, trải qua thăng trầm của lịch sử và biến cố thời gian, dù ngôi đền đã nhiều lần bị hư hỏng, phải trùng tu, sửa chữa nhưng cây đa thì vẫn đứng đó, sừng sững bên cạnh ngôi đền. Ảnh: Đình Minh

Chị Nguyễn Phương Thảo, hướng dẫn viên tại đền Cối Đại cho biết: Sở dĩ mọi người gọi đây là 'cây đa di chuyển' bởi cây đa này đã 3 lần thay thân chính (gốc). Ảnh: Đình Minh

Chị Nguyễn Phương Thảo, hướng dẫn viên tại đền Cối Đại cho biết: Sở dĩ mọi người gọi đây là 'cây đa di chuyển' bởi cây đa này đã 3 lần thay thân chính (gốc). Ảnh: Đình Minh

Theo chị Thảo, thân chính đầu tiên của cây đa nằm tại khu vực đền Gối Đại ngày nay. Ảnh: Đình Minh

Theo chị Thảo, thân chính đầu tiên của cây đa nằm tại khu vực đền Gối Đại ngày nay. Ảnh: Đình Minh

Về thân thứ hai của cây đa, hiện chỉ còn là thân gỗ mục. Đối với thân thứ ba, cũng có dấu hiệu mục nát theo thời gian. Ảnh: Đình Minh

Về thân thứ hai của cây đa, hiện chỉ còn là thân gỗ mục. Đối với thân thứ ba, cũng có dấu hiệu mục nát theo thời gian. Ảnh: Đình Minh

'Hiện thân thứ tư là thân chính của cây đa bây giờ, đang nằm tại vị trí gần thân thứ nhất. Nghĩa là, bộ rễ của cây đa đã di chuyển được một vòng quanh đền Gối Đại', chị Thảo nói. Ảnh: Đình Minh

'Hiện thân thứ tư là thân chính của cây đa bây giờ, đang nằm tại vị trí gần thân thứ nhất. Nghĩa là, bộ rễ của cây đa đã di chuyển được một vòng quanh đền Gối Đại', chị Thảo nói. Ảnh: Đình Minh

Theo chị Thảo, mỗi bước di chuyển của cây đa kéo dài khoảng 300 năm và cách nhau chừng 10-15m. Ảnh: Đình Minh

Theo chị Thảo, mỗi bước di chuyển của cây đa kéo dài khoảng 300 năm và cách nhau chừng 10-15m. Ảnh: Đình Minh

Bật mí thêm với PV, chị Thảo nói rằng, theo quy luật tự nhiên, cây cối luôn hướng về nơi có nguồn nước. Tuy nhiên, đối với cây đa trước đền Gối Đại, lại không di chuyển về phía hồ mà đi theo hướng xung quanh ngôi đền. Nhờ các rễ cây đan cài vào nhau, đã tạo thành thế bình phong che chắn bão gió cho ngôi đền. Ảnh: Đình Mịn

Bật mí thêm với PV, chị Thảo nói rằng, theo quy luật tự nhiên, cây cối luôn hướng về nơi có nguồn nước. Tuy nhiên, đối với cây đa trước đền Gối Đại, lại không di chuyển về phía hồ mà đi theo hướng xung quanh ngôi đền. Nhờ các rễ cây đan cài vào nhau, đã tạo thành thế bình phong che chắn bão gió cho ngôi đền. Ảnh: Đình Mịn

Với người dân cố đô Hoa Lư, cây đa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là minh chứng cho lịch sử của quê hương. Ảnh: Đình Minh

Với người dân cố đô Hoa Lư, cây đa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là minh chứng cho lịch sử của quê hương. Ảnh: Đình Minh

Hiện nay, cụm tâm linh này đang được Ban quản lý KDL sinh thái Thung Nham cùng người dân địa phương thờ tự và giữ gìn như một chốn linh thiêng tôn quý. Ảnh: Đình Minh

Hiện nay, cụm tâm linh này đang được Ban quản lý KDL sinh thái Thung Nham cùng người dân địa phương thờ tự và giữ gìn như một chốn linh thiêng tôn quý. Ảnh: Đình Minh

Cây đa biết đi ở Ninh Bình. Video: Đình Minh

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/bi-mat-ve-cay-da-nghin-nam-tuoi-biet-di-10302728.html