Vào năm 1980, một tên lửa hạt nhân Mỹ thuộc loại đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) LGM-25C Titan II đã phát nổ do rò rỉ nhiên liệu trong hầm phóng ở thị trấn Damascas thuộc bang Arkansas.
Theo tạp chí Popular Mechanics, vụ nổ là do tai nạn ngoài ý muốn. Cụ thể vào tối ngày 18/9/1980, một kỹ thuật viên đã đánh rơi dụng cụ nặng khoảng 4 kg trong quá trình làm việc thường ngày.
Điều này đã xảy ra trước đây, nhưng vụ việc mới là rất nghiêm trọng khi thiết bị nảy lên khỏi đáy, xé toạc thành tên lửa và xuyên thủng phần thân. Ngay sau đó, boongke bắt đầu đầy hơi nhiên liệu độc hại và dễ nổ.
Để dập tắt ngọn lửa và đẩy hơi dễ cháy ra, hầm phóng bắt đầu được đổ đầy nước. Các quan chức an ninh cho biết không cần phải sơ tán người dân, tình hình đã được kiểm soát. Nhà báo và nhân viên thực thi pháp luật đã tập trung tại các cổng của căn cứ.
Tuy nhiên vào ban đêm, những người chứng kiến sự việc cho biết, không khí dần chuyển sang màu trắng đục, các mảnh vỡ bê tông cốt thép từ trên trời rơi xuống, báo hiệu một thảm họa sắp đến.
Sau này trong một bài trả lời phỏng vấn về thời khắc trên, suy nghĩ đầu tiên đối với biên tập viên đài phát thanh địa phương Sid King khi kể lại sự kiện của đêm đó là lo ngại nguy cơ thảm họa sắp xảy ra.
Theo giới thiệu, Titan II là tên lửa vô địch trong số các ICBM của Mỹ mang đầu đạn hạt nhân loại W53 với đương lượng nổ 9 megaton. Không giống như Titan I, hỗn hợp nhiên liệu được giữ ở nhiệt độ phòng và được trộn gần như ngay lập tức.
Phi công Greg Devlin của Không quân Mỹ sau đó kể lại rằng họ nhận thức được sự bất ổn của nhiên liệu và khả năng cháy nổ của nó, nhưng họ đã quá quen với điều đó nên không sợ hãi hay nghĩ quá nhiều.
Các tên lửa đạn đạo liên lục địa nói trên đã được đặt trong trạng thái sẵn sàng để phóng bất cứ lúc nào, tuy nhiên chúng cần được giám sát và bảo trì liên tục.
Rõ ràng những người giải quyết hậu quả đã bật hệ thống thông gió và điện tích gây ra một vụ nổ trong hầm phóng. Sóng xung kích đã thổi bay lớp vỏ nặng nhiều tấn của boongke, thật kỳ diệu khi không ai thương vong ngay khi đó.
Các mảnh vỡ tung tóe khắp nơi, và một đầu đạn hạt nhân cũng được ném lên bề mặt, nhưng thật may là cơ chế an toàn vẫn hoạt động tốt và không kích hoạt vụ nổ nhiệt hạch.
Để so sánh, quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima có đương lượng khoảng 15 kiloton, ở Nagasaki - khoảng 21 kiloton. Người ta khó có thể tưởng tượng hậu quả của một vụ nổ đầu đạn 9 megaton sẽ như thế nào.
Các nhà chức trách và Quân đội Mỹ đã cố gắng che đậy vụ việc này. Hậu quả của vụ nổ là một trong những nhân viên tử vong: nguyên nhân là bởi phù phổi do nhiên liệu độc hại, 21 người khác thuộc Không quân Mỹ bị thương nhưng không có thiệt hại đối với dân thường.
Ủy ban điều tra thảm họa đã chỉ ra yếu tố con người là nguyên nhân chính và coi các tên lửa an toàn để tiếp tục hoạt động. Sau đó, ICBM Titan II tiếp tục phục vụ cho đến năm 1987 rồi mới được cho nghỉ hưu.
Bạch Dương