Ấn Độ - Trung Quốc đánh nhau, cần thêm vũ khí... Nga bỗng dưng hưởng lợi?

Căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong thời gian gần đây đột ngột tăng lên, Không quân Ấn Độ đã đưa thêm máy bay chiến đấu lên khu vực giáp giới Trung Quốc, đồng thời đã bắt đầu mua sắm bổ sung vũ khí khẩn cấp.

Hãng tin Nga Sputnik ngày 18/6 đưa tin, Không quân Ấn Độ đã đệ trình báo cáo khẩn cấp lên Bộ Quốc phòng nước này, đề nghị mua khẩn cấp 21 máy bay chiến đấu MiG-29SMT và 12 máy bay chiến đấu Su-30MKI từ Nga. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29SMT của Không quân Ấn Độ.

Hiện nay, số lượng máy bay chiến đấu của Ấn Độ không đủ đáp ứng yêu cầu, nếu một cuộc chiến với Trung Quốc xảy ra trong lúc này. Ảnh: Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Vào đầu năm 2019, mặc dù Không quân Ấn Độ đã gửi một phái đoàn đến Nga đàm phán về việc mua thêm máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-30; tuy nhiên kế hoạch mua thêm này hoàn toàn không gây được sự quan tâm từ chính phủ Ấn Độ, thậm chí ngay từ chính Bộ Quốc phòng của nước này. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-30, lực lượng chính của Không quân Ấn Độ

Căng thẳng gần đây ở biên giới Trung - Ấn đã lộ ra việc thiếu nghiêm trọng máy bay chiến đấu hiện đại trong Không quân Ấn Độ. Do đó, đã có một đề xuất mua khẩn cấp, nhằm nhanh chóng tạo thế cân bằng với Trung Quốc. Vì tình thế cấp bách, khả năng quyết định này sẽ nhận được thông quan quan "cửa xanh" và được phê duyệt nhanh chóng. Ảnh: Không quân Ấn Độ vẫn còn số lượng lớn MiG-21 lạc hậu.

Bất cứ khi nào có xích mích và căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan hoặc Trung Quốc, quân đội Ấn Độ sẽ đẩy mạnh để thúc đẩy "mua sắm khẩn cấp". Lấy năm 2019 làm ví dụ, quân đội Ấn Độ đã ký một số hợp đồng lớn cho việc mua sắm vũ khí khẩn cấp, do từ tháng 2 đến tháng 3/2019, đã xảy ra xung đột quân sự thường xuyên giữa Ấn Độ và Pakistan. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 của Ấn Độ bị Pakistan bắn rơi.

Không quân Ấn Độ và Công ty Rafael của Israel đã đạt được thỏa thuận mua khẩn cấp hơn 100 quả bom dẫn đường bằng laser SPICE-2000, trị giá 45 triệu USD; những vũ khí này đã được chuyển cho Không quân Ấn Độ với tốc độ nhanh nhất.

Ngoài Israel, Ấn Độ cũng mua tên lửa chống tăng Strum Ataka từ Nga, để trang bị cho đội hình trực thăng tấn công Mi-35 của họ. Theo các báo cáo liên quan, hợp đồng mua sắm khẩn cấp cho tên lửa chống tăng này đã tiêu tốn của Ấn Độ thêm 29 triệu USD Mỹ.

Đồng thời, Ấn Độ và Nga đã ký hợp đồng mua sắm khẩn cấp, Ấn Độ sẽ mua hàng trăm tên lửa không đối không tầm trung R-27 từ Nga để trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. Ngoài ra, quân đội Ấn Độ cũng đang khẩn trương mua tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-77, tên lửa chống không đối đất Kh-31 và các loại vũ khí hàng không khác. Ảnh: Tên lửa không đối không R-27 của Nga bán cho Ấn Độ.

Đánh giá từ nội dung của các giao dịch mua khẩn cấp trước đó, hầu hết số vũ khí mà quân đội Ấn Độ đã mua khẩn cấp đều là vũ khí hàng không; lý do là qua cuộc không chiến với Pakistan, Ấn Độ nhận thấy lỗ hổng của họ, vì vậy họ đã đẩy mạnh việc mua sắm vũ khí trên không. Ảnh: Phi công Ấn Độ bị Pakistan bắt sống.

Còn trong tình hình hiện nay, mục đích của việc mua sắm khẩn cấp Su-30MKI và MiG-29SMT của Không quân Ấn Độ tất nhiên là để san lấp khoảng cách giữa Không quân Ấn Độ và quân đội Trung Quốc về các loại máy bay chiến đấu tiên tiến.

Ấn Độ cũng hiểu rõ rằng, Trung Quốc không phải là Pakistan, kể cả lượng và chất, Quân đội Trung Quốc mạnh hơn quân đội Pakistan và cũng mạnh hơn quân đội Ấn Độ. Đơn giản chỉ cần thêm vũ khí trên không như năm ngoái có thể làm giảm khoảng cách với quân đội Trung Quốc. Ảnh: Chiến đấu cơ J-11B của Không quân Trung Quốc.

Dù khó có thể thu hẹp về chất lượng với không quân Trung Quốc, thì ít nhất là Ấn Độ cố gắng giảm khoảng cách về số lượng. Cả Su-30MKI và MiG-29SMT do Không quân Ấn Độ mua đều là những mẫu đang được không quân Ấn Độ trang bị; hiện nay có ít nhất 230 máy bay chiến đấu Su-30MKI và 60 MiG-29 trong Không quân Ấn Độ. Ảnh: Nếu Ấn Độ muốn, Nga có thể rút máy bay chiến đấu trong biên chế, bán cho Ấn Độ.

Su-30MKI và MiG-29S là loại máy bay chiến đấu chính của Không quân Ấn Độ. Không quân Ấn Độ quen thuộc với Su-30MKI và MiG-29; mặc dù Ấn Độ đã nhập máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, nhưng loại máy bay này chưa hình thành sức mạnh chiến đấu cho không quân Ấn Độ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Không quân Ấn Độ.

Theo truyền thông nước ngoài, ngân sách hợp đồng mua cho 21 máy bay chiến đấu MiG-29SMT và 12 máy bay chiến đấu Su-30MKI chỉ có khoảng 800 triệu USD Mỹ (600 tỷ rupee), đây được cho là giá rất rẻ; giả sử hợp đồng này vượt quá 1 tỷ USD, nó vẫn rẻ hơn nhiều so với máy bay chiến đấu của châu Âu và Mỹ hiện có trên thị trường. Ảnh: Su-30MKI của không quân Ấn Độ.

Trong khi đó, niềm hy vọng vào 36 chiếc Rafale được đặt hàng từ Pháp năm 2016 vẫn chưa được giao. Nhìn chung, kế hoạch mua sắm khẩn cấp của Không quân Ấn Độ đã chọn Su-30MKI và MiG-29SMT của Nga khá hợp lý. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.

Tất nhiên, người vui nhất ở đây là Nga, vừa bán được máy bay, nhưng vừa thể hiện vai trò "trong lúc khó khăn, mới biết ai là bạn bè", bạn có thể mua nó và bạn chỉ có thể mua nó từ tôi. Và tất nhiên, người không vui là Trung Quốc, Pakistan và thậm chí là Mỹ, vì họ chưa tìm được vào thị trường vũ khí đầy tiềm năng này. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-21 (phiên bản nâng cấp của F-16) không chiếm được lòng tin của lãnh đạo Quân đội Ấn Độ.

Và một đối tác nữa cũng hưởng lợi từ các mối căng thẳng của Ấn Độ chính là Israel; hiện tại, rất nhiều vũ khí dẫn đường chính xác của Israel đã được tích hợp nên các loại máy bay chiến đấu chủ lực của Ấn Độ như Su-30MKI hoặc MiG-29SMT; và sau khi mua máy bay của Nga, Ấn Độ có khả năng sẽ tức tốc tìm đến Israel để mua vũ khí trang bị cho các loại máy bay chiến đấu mới mua này.

Video Trung - Ấn giãn quân sau đụng độ biên giới, châu Á căng thẳng - Nguồn: VTC NOW

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/an-do-trung-quoc-danh-nhau-can-them-vu-khi-nga-bong-dung-huong-loi-1400104.html