7 bài học kinh nghiệm trong phòng, chống tham nhũng

Thực tiễn cho thấy, ở đâu cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng thì ở đó tham nhũng ít xảy ra và ngược lại.

Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương chủ trì họp báo.

Để công tác PCTN đạt được kết quả toàn diện, rõ rệt, phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa "4 không": Không thể, không dám và không cần và không muốn tham nhũng.

Đó là khái quát chung về bài học kinh nghiệm được rút ra qua công tác PCTN giai đoạn 2013 - 2020, từ khi thành lập Ban chỉ đạo (tháng 2/2013) nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, theo tài liệu được cung cấp tại cuộc họp báo chiều 9/12 về Hội nghị tổng kết nội dung trên, sẽ diễn ra trong sáng 12/12 tới đây.

Quyết liệt và bài bản

Theo dự thảo báo cáo tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013 - 2020, từ khi thành lập Ban chỉ đạo (tháng 2/2013) nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, cuộc đấu tranh PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu. Đấu tranh PCTN đã phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp giữa phòng ngừa với phát hiện, xử lý, giữa PCTN với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.

Công tác PCTN đã có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và nhân dân, để lại dấu ấn tốt lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, "đã thật sự trở thành phong trào quần chúng, thành xu thế không thể cưỡng lại".

Báo cáo cũng nêu rõ, kết quả đạt được trong công tác PCTN thời gian qua đã khẳng định những mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước về PCTN, nhất là việc thành lập Ban chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng bí thư làm Trưởng ban là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Về nguyên nhân, công tác PCTN đạt được những kết quả quan trọng trong nhiệm kỳ vừa qua là do có chủ trương đúng, quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh PCTN. Có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Quốc hội, Chính phủ, nhất là sự gương mẫu, nói đi đôi với làm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban chỉ đạo và các vị lãnh đạo chủ chốt. Bên cạnh đó còn có sự đồng lòng, nhất trí của toàn Đảng, toàn dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội...

Kiên trì xây dựng cơ chế phòng ngừa chặt chẽ

Dự thảo báo cáo cũng nêu 7 bài học kinh nghiệm được rút ra qua thực tiễn đấu tranh PCTN.

Môt là, PCTN là nhiệm vụ quan ưọ̀ng, khó khăn, phức tạp. Do vậy PCTN phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, khắc phục tư tưởng nóng vội, chủ quan hoặc trì trệ, cầm chừng, thiếu quyết liệt; gắn đấu tranh đấu tranh PCTN với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ôn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của Nhân dân, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính.

Hai là phải có quyết tâm chính trị cao và sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng, Nhà nước, của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN; biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân, trước hết là người đứng đầu các cấp, thể hiện ở thái độ kiên quyết, kiên trì chống tham nhũng, tiêu cực. Thực tiễn cho thấy ở đâu cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng thì ở đó tham nhũng ít xảy ra và ngược lại.

Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, với nguyên tăc rõ đến đâu xử lý đến đó, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn.

Bốn là xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế về xây dựng đảng, quản lý kinh tế xã hội, PCTN đồng bộ, thống nhất, khả thi và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, tăng cường kiểm soát quyền lực để PCTN.

Năm là đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời giữa các cơ quan chức năng PCTN. Chú trọng phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan có chức năng tham mưu và trực tiếp PCTN.

Sáu là, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhân dân và toàn xã hội trong đấu tranh PCTN, phát huy đầy đủ vai trò trách nhiệm của cơ quan và đại biểu dân cử, mặt trận tổ quốc, các tổ chức thành viên, doanh nghiệp, doanh nhân trong PCTN. Phải dựa vào dân, huy động sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, chủ động công khai, kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền về kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng để nhân dân theo dõi, giám sát. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo sự đồng thuận xã hội cao đối với PCTN.

Bảy là, các giải pháp PCTN phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Trong từng giai đoạn khác nhau phải xác định những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có tính đột phá phù hợp với tình hình của đất nước, của địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài về PCTN.

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/7-bai-hoc-kinh-nghiem-trong-phong-chong-tham-nhung-d134563.html