Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU: Còn nhiều tiềm năng

() - Cho tới nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản (chiếm tỉ trọng hơn 60% xuất khẩu thủy sản), đưa Việt Nam trở thành một trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.

Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn lợi thủy, hải sản giàu có và phong phú trong khu vực và trên thế giới và có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, đứng thứ 4 về sản lượng sản xuất và qui mô xuất khẩu thủy sản (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng, trung bình 18%/ năm giai đoạn 1998-2008. có sự thay đổi rõ nét từ năm 2000.Nếu như trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore thì nay sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19% ). Mặc dù gặp khủng hoảng song châu Âu vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng thủy sản Việt Nam. Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang EU đạt 1,1 tỉ USD (đứng thứ 2 sau giày da về khối lượng xuất khẩu). Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, khối EU có 4 quốc gia đó là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia. Các thị trường nhập khẩu lớn khác là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Australia và Đài Loan. Đặc điểm nổi bật trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đó là sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng cá tra, basa cả về khối lượng cũng như giá trị. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho đồng euro giảm giá, đồng nghĩa với việc hàng xuất khẩu vào EU trở nên đắt đỏ hơn dù giá bán bằng đôla không đổi, vì vậy xuất khẩu vào EU giảm sút cộng thêm chiến dịch bôi xấu chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam ở một số nước như Italia, Tây Ban Nha, Ai Cập… khiến cho lượng cá có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào thị trường EU đang có xu hướng giảm sút cả về số lượng lẫn giá thành. Mức giá giảm từ 2,28USD/kg (2009) xuống còn 2,13 USD/kg (2010). EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất cá tra giá xuất khẩu cũng giảm. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm 4,3% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó xuất khẩu vào EU giảm 4,6% so với trước đó (đạt giá trị gần 1,11 tỉ USD). Tuy nhiên, mức giảm của thị trường EU vẫn không mạnh nếu như so sánh với kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản với mức giảm lên tới 7,2% (sang Mỹ) và 12% (sang Nhật Bản). Sở dĩ, năm 2009 xuất khẩu thủy sản sang EU không sụt giảm nhiều như xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản là do những nguyên nhân: , kinh tế EU tuy đã rơi vào tình trạng suy thoái nhưng nhìn chung vẫn còn sang sủa hơn so với Nhật Bản và Mỹ; các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng tới các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tại châu Âu, tham gia nhiều hoạt động quảng bá, hội chợ triển lãm thủy sản. Nhờ vậy số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang EU đã tăng lên tới 330 doanh nghiệp. Hàng thủy sản Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới 27 quốc gia EU, gồm các mặt hàng sản phẩm cá, tôm, mực, bạch tuộc… Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU và cũng là mặt hàng có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường EU. Nhóm sản phẩm này bao gồm các mặt hàng chính là Cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh các loại. Trong số sản phẩm từ cá, cá fillet của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất và chỉ đứng sau Trung Quốc. Cá fillet xuất khẩu từ các nước chiếm một tỷ lệ khá cao khoảng 11,1% sản lượng nhập khẩu cá của thị trường EU. Việt Nam là nước có năng suất và chất lượng cá cao, chi phí, giá thành thấp, cá xuất khẩu nước ta vì vậy có khả năng cạnh tranh hơn so với nhiều nước và dễ vượt qua các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU. là nhóm sản phẩm quan trọng thứ hai sau cá fillet trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU. Tuy vậy, nhóm này chủ yếu là tôm đông lạnh và mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, khoảng 4,31% sản lượng nhập khẩu của thị trường này (trong khi đó Ecurado chiếm 12,39%, Ấn Độ chiếm 9,13% và Thái Lan chiếm 4,46%). Sở dĩ như vậy vì năng suất và chất lượng nuôi tôm của Việt Nam còn thấp, làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu cao hơn so với các nước khác. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh của Việt Nam yếu, khó chiếm lĩnh thị trường EU. Hơn nữa, trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam kém, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường hạn chế. Nhu cầu về mực vẫn chủ yếu là mực ống Lôligô, loại mực này được đánh giá là tốt trên thị trường EU nên lượng tiêu dùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, đến nay nhóm sản phẩm này cũng mới chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 5,24% lượng nhập khẩu của thị trường EU, trong khi đó Thái Lan chiếm 7,53% và Ấn Độ chiếm 10,3% . Hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Mặc dù sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm EU được cụ thể hóa bằng Luật IUU (illegal unreported and unregulated fishing-Luật phải chứng minh được nguồn gốc thủy sản), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn không ngừng tăng, đưa thủy sản lên vị trí dẫn đầu trong số các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu vào EU, đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam không ngừng được nâng cao, hoạt động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP- là loại giấy chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU) luôn được cải tiến. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được EU chấp nhận. Những thành tựu và đổi mới đó đã tạo được uy tín trên thị trường EU. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại không ít khó khăn làm cản trở cho việc thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU, đó là: , thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận dụng tốt những ưu đãi về thuế mà Hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Tôm, cá tra, cá ba sa, mực, cá ngừ. Mẫu mã kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Chất lượng hàng thủy sản chưa cao nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có các doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất khẩu vào thị trường EU, số còn lại không đủ tiêu chuẩn bị tái xuất. , EU là thị trường rộng lớn có số lượng đơn đặt hàng nhiều, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định. Chính điều đó làm lỡ nhiều đơn đặt hàng từ phía EU. hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động phụ thuộc nhiều vào phía đối tác EU, chưa thiết lập được hệ thống phân phối thủy sản trên thị trường EU. công nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam dù đã được chú ý đầu tư, nâng cấp, song vẫn lạc hậu đã ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng thị phần trên thị trường EU. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường EU do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giới năm 2008 và khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đang lan rộng sang các nước EU buộc ngành thủy sản Việt Nam phải có sự điều chiến lược và những giải pháp ứng phó kịp thời, chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường phi truyển thống, các thị trường đang nổi lên.

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=415805&co_id=30106