Xem xét áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Nhìn nhận 'thừa cân, béo phì là một vấn nạn với trẻ em', nhiều chuyên gia cho rằng, cần thiết đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường để giảm mức tiêu thụ, bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai.
Trong suốt thời gian học phổ thông, do sử dụng đồ uống có đường quá nhiều, cộng thêm chế độ ăn không hợp lý, Trịnh Ngọc Bảo Hân, sinh viên trường Đại học Y dược Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh hiện đã 58kg, trong khi chỉ cao 1m52.
Tại Việt Nam, trong nhóm trẻ 5-19 tuổi, tỉ lệ thừa cân, béo phì đã tăng từ 8,5% (năm 2010) lên 19% (năm 2020). Trong đó, khu vực thành thị là 26,8%, cao hơn tỉ lệ trung bình của khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, nhiều người nêu quan điểm cho rằng, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là biện pháp hiệu quả để làm giảm sử dụng đồ uống có đường.
Cùng với việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường để định hướng hành vi tiêu dùng, hạn chế lạm dụng chất có đường gây hại cho sức khỏe, cũng cần tăng cường các giải pháp khác, trong đó có truyền thông.
Tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, Chính phủ đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với các sản phẩm nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml, nhằm góp phần chống béo phì, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Dự kiến, luật này sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, tháng 5/2025.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết!