Vùng nào duy nhất ở nước ta không giáp biển?

Nơi đây được xem là vùng duy nhất của cả nước không giáp với biển.

1. Vùng nào ở nước ta không giáp biển?

Đồng bằng sông Cửu Long
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Trung du miền núi Bắc Bộ

Chính xác

Tây Nguyên là vùng cao nguyên có phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước; phía tây giáp với Lào và Campuchia. Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

2. Tỉnh nào sau đây không thuộc Tây Nguyên?

Lâm Đồng
Sóc Trăng
Kom Tum
Gia Lai

Chính xác

Tây Nguyên bao gồm các tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ phía Bắc xuống Nam gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là vùng thuộc miền Trung Việt Nam. Sóc Trăng là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

3. Tỉnh nào thuộc Tây Nguyên giáp với cả Lào và Campuchia?

Kon Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Đắk Nông

Chính xác

Kon Tum là tỉnh duy nhất của Việt Nam có đường biên giới chung với cả hai quốc gia Lào và Campuchia. Cụ thể, phía bắc Kon Tum giáp tỉnh Quảng Nam; phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Quảng Ngãi, phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia.

Kon Tum có diện tích khoảng 9.600km2. Thủ phủ của tỉnh này là TP Kon Tum.

4. Tỉnh nào của Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế?

Gia Lai
Đắk Lắk
Lâm Đồng
Đắk Nông

Chính xác

Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả hai nước Lào và Campuchia, 3 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Riêng Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.

Phía đông bắc của Lâm Đồng giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía đông giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, phía nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.

Lâm Đồng là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

5. Tỉnh nào của Tây Nguyên được đặt tên theo một tộc người?

Đắk Lắk
Đắk Nông
Gia Lai
Kon Tum

Chính xác

Gia Lai có nguồn gốc từ chữ Jarai, tên gọi của một cộng đồng dân cư bản địa có dân số đông nhất trong tỉnh. Cách gọi này vẫn còn giữ trong tiếng của người E-đê, Ba Na, Lào, Thái Lan và Campuchia, dùng để chỉ vùng đất này là Jarai, Charay, Ya-Ray.

Hiện tỉnh Gia Lai có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 46% dân số toàn tỉnh.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vung-nao-duy-nhat-o-nuoc-ta-khong-giap-bien-2170119.html