Việt Nam sẽ tiếp cận máy bay BK-160 Gabriel-TP do Italy 'chào hàng'?

Theo công bố, hãng hàng không Italy Blackshape đang quảng bá rộng rãi dài máy bay huấn luyện cánh quạt BK-160 Gabriel-TP ở khu vực Đông Nam Á trong đó có nhắm đến khách hàng Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang có rất nhiều sự lựa chọn cho vị trí máy bay huấn luyện cánh quạt này.

Theo tạp chí Flight Global, hãng hàng không Blackshape của Italia đang quảng bá rộng rãi đến khu vực Đông Nam Á dòng máy bay huấn luyện sơ cấp cánh quạt hai chỗ ngồi BK-160 Gabriel-TP. Theo đó, một trong những khách hàng tiềm năng được đánh giá của dòng máy bay này là Không quân Việt Nam. Ảnh: Máy bay cánh quạt BK-160 Gabriel-TP.

Công ty này cũng cho biết, họ đã tổ chức những buổi thảo luận sơ bộ về dòng máy bay của mình với các nước bao gồm Philippine, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Công ty cũng sẵn sàng chuyển giao dây chuyền công nghệ, giấy phép, linh kiện cần thiết cho các quốc gia mua hàng tự sãn xuất máy bay trong nước. Ảnh: Máy bay cánh quạt BK-160 Gabriel-TP.

Trước đó, tại Singapore air show 2020 diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16/2, Công ty Blackshape cũng đã đưa đến triển lãm giới thiệu một chiếc BK-160 Gabriel-TP với động cơ Roll-Royce M250-B17. Máy bay này lúc đó đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm và chú ý. Ảnh: Sĩ quan đoàn Việt Nam xem xét một chiếc máy bay cánh quạt tại triển lãm Singapore Air Show 2020. Ảnh: Vietnamplus

BK-160 Gabriel-TP là máy bay một động cơ cánh quạt lưỡng dụng có thể sử dụng cho huấn luyện phi công cả mục đích dân sự lẫn quân sự. Máy bay có khung thân làm bằng sợi Carbon, buồng lái kính hiện đại, cần điều khiển đôi cho phép giảng viên có thể chiếm quyền điều khiển bay khi cần thiết cũng như hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Ảnh: Một chiếc Gabriel-TP BK-160

Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 750kg và trọng tải 220kg, có thể hoạt động liên tục trên không trong 3 giờ. BK-160 Gabriel-TP dài 7.45m, sải cánh 9m, diện tích cánh 10.31m vuông, cao 2.45m. Ảnh: Cận cảnh buồng lái hiện đại của Gabriel-TP BK-160 với các màn hình hiển thị LED.

Có thể thấy, Gabriel-TP đang rất có tiềm năng tại Việt Nam hiện nay với những thông số kỹ thuật lí tưởng cũng như dễ dàng vận hành và việc chuyển giao công nghệ tự sản xuất là một điều rất hấp dẫn. Ảnh: BK-160 Gabriel-TP tại một buổi triển lãm.

Thời gian qua, đã có nhiều thông tin cho rằng Việt Nam sẽ lựa chọn mua mẫu máy bay huấn luyện sơ cấp cánh quạt T-6 Texan II từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên chưa rõ việc Mỹ có áp đặt những điều khiển chính trị kèm theo khi bán máy bay quân sự cho Việt Nam hay không và đây cũng là lí do thường khiến các hợp đồng mua sắm giữa Việt Nam và Mỹ đổ bể. Ảnh: Một chiếc máy bay huấn luyện T-6 Texan II của Không quân Hoa Kỳ.

Hiện nay, vai trò máy bay huấn luyện sơ cấp một động cơ cánh quạt của Không quân Việt Nam đang được giao cho loại Yak-52 do Liên Xô sản xuất từ những năm 1980 đến nay qua thời gian dài hoạt động đã yêu cầu cần thay thế. Việt Nam vẫn còn duy trì một phi đội hơn 20 chiếc máy bay loại này. Ảnh: Kỹ thuật viên kiểm tra một chiếc Yak-52 của Việt Nam.

Trong thời gian gần đây, việc đầu tư cho máy bay huấn luyện rất được Việt Nam chú trọng, sau khi quân đội ta đã ký hợp đồng mua 12 chiếc phản lực cơ Yak-130 từ Nga về làm máy bay huấn luyện cao cấp, nhằm phục vụ cho phi công tiến lên sử dụng máy bay Su-30 và các loại tiên tiến hơn nữa sẽ được gia nhập biên chế không quân ta trong thời gian tới. Ảnh: Biên đội hai chiếc Yak-130 của Không quân Nga chuẩn bị xuất kích.

Hy vọng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nhanh chóng lựa chọn mẫu máy bay huấn luyện cánh quạt sơ cấp mới để thay thế cho những chiếc Yak-52 già cỗi. Cho đến khi đó, chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện những giấc mơ chinh phục bầu trời của các phi công tương lai bằng “giảng đường trên mây” Yak-52 này. Ảnh: Phi đội máy bay Yak-52 của Việt Nam.

Video Những phi công quân sự lão luyện của Không quân Quân đội Việt Nam - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/viet-nam-se-tiep-can-may-bay-bk-160-gabriel-tp-do-italy-chao-hang-1407353.html