Vị tướng duy nhất nào trong sử Việt xuất thân là phạm nhân?
Ông là vị tướng duy nhất trong sử Việt xuất thân là phạm nhân nhưng đánh giặc rất giỏi và từng lập được nhiều chiến công.
1. Vị tướng duy nhất nào trong sử Việt xuất thân là phạm nhân?
Võ Đình Tú
0%
Lê Văn Hưng
0%
Đinh Văn Tả
0%
Nguyễn Văn Lộc
0%
Chính xác
Thời Lê Trung Hưng, Việt Nam có một vị tướng độc nhất vô nhị, xuất thân là phạm nhân nhưng đánh giặc rất giỏi. Ông là Đinh Văn Tả.
Sách Tang thương ngẫu lục viết: “Vào thời Lê Trung Hưng, ở làng Hàm Giang, tỉnh Hải Dương có người tên là Đinh Văn Tả, sức vóc mạnh mẽ, tính khí hung hăng. Lúc còn nhỏ, ông thường chơi bời với một số kẻ côn quang (côn đồ) và được chúng bầu làm anh cả.
Cạnh làng có một con sông to rộng hơn một dặm, ngày ngày, ông thường cùng đám bạn ra tắm. Một hôm, khi nghe bên kia sông có tiếng chiêng, trống tế thần, ông cùng đám bạn đố nhau bơi được qua sông sang ăn trộm cái chiêng của làng kia đem về.
Ngay sau đó, Đinh Văn Tả lội xuống sông bơi sang bên kia, lẻn vào đình và lấy trộm được cái chiêng đem ra rồi lại xuống sông bơi về. Khi ra đến giữa dòng sông, ông còn khua chiêng vang cả khúc sông, khi ấy làng bên kia mới biết là mất trộm chiêng và tìm thuyền đuổi theo nhưng không kịp".
Thế nhưng cuối cùng, Đinh Văn Tả cũng bị bắt và giam trong ngục Đông Môn.
2. Vì sao sau đó ông lại được tha tội?
Vì sự khảng khái, hiên ngang
0%
Vì có công cứu giá
0%
Vì tài năng của ông
0%
Vì còn trẻ, hoàn cảnh đáng thương
0%
Chính xác
Thời điểm Đinh Văn Tả bị bắt giam, triều đình đang có việc dụng binh, chúa Trịnh sai các tướng võ tập bắn ở lầu Ngũ Long. Đinh Văn Tả và lính canh ngục đứng xem, thấy không mấy người bắn trúng bia nên ông cười mà nói rằng: “Bia rành rành thế kia mà bắn không trúng".
Các tướng nghe vậy giận lắm, đưa súng cho ông bắn thử. Kết quả, ông bắn phát nào trúng phát đó. Chuyện đến tai chúa Trịnh, chúa ra lệnh tha cho ông rồi cho ra trận.
3. Sau khi đã có chức sắc cao, ông làm điều gì?
Xin trả lại chức cho vua
0%
Xin được rút tên trong sổ án
0%
Cả 2 ý trên đều đúng
0%
Chính xác
Trên chiến trường, Đinh Văn Tả lập hàng loạt chiến công, được phong làm Quận công. Thế nhưng khi có được chức sắc cao, ông lại xin trả cho vua, chỉ mong được rút tên trong sổ án. Vua chẳng những đáp ứng mà còn giữ nguyên chức vụ Quận công cho vị tướng này.
4. Nguyện vọng của ông trước khi mất là gì?
Xin được lên núi
0%
Quay trở về quê hương
0%
Được phong là Phúc thần
0%
Miễn giảm tô thuế cho dân
0%
Chính xác
Năm 80 tuổi, Đinh Văn Tả bị bệnh nặng. Biết chuyện, chúa Trịnh đích thân đến thăm vị đại tướng quân năm nào và hỏi xem ông có nguyện vọng gì. Ông đáp lại: “Giá thử đang lúc tôi chưa chết, mà chúa phong cho tôi làm Phúc thần, thì tôi nhắm mắt cũng không còn điều gì hối hận nữa”.
Chúa Trịnh sau đó liền sai người soạn thảo sắc phong cho Đinh Văn Tả làm Phúc thần thành hoàng làng. Đinh Văn Tả tạ ơn rồi mất.
5. Hiện nay, nơi nào nước ta có con đường mang tên ông?
Hưng Yên
0%
Hải Phòng
0%
Ninh Bình
0%
Phú Thọ
0%
Chính xác
Sau khi ông mất, con cháu ông cũng nối nhau làm tướng, cầm quân, đánh giặc nổi tiếng. Dân gian có câu: “Quan làng Lặc (Ngọc Lặc), đánh giặc làng Hàm (Hàn Thượng)” là tán dương chi họ ông.
Ngoài cụm di tích đình, lăng, miếu Đinh Văn Tả, tỉnh Hải Dương cũ, nay là thành phố Hải Phòng còn có một đường phố mang tên Đinh Văn Tả.