Vì sao có quan niệm sao chiếu mệnh?

Khoa học thiên văn cổ của Trung Hoa cho rằng sự vận chuyển của các tinh tú trên bầu trời có ảnh hưởng to lớn với mọi sinh vật trên Trái đất.

Nguồn gốc sùng bái sao có ở Trung Hoa cổ đại. Thời đó, khoa học thiên văn cổ nhận định rằng, sự vận chuyển của các tinh tú trên bầu trời có ảnh hưởng to lớn với mọi sinh vật trên Trái đất.

Từ học thuyết chiêm tinh hình thành từ thời nhà Chu, người ta tin rằng mỗi năm đời người ứng với một sao chiếu mệnh.

Có tất cả 9 sao chiếu mệnh: La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Độ, Thái Âm, Mộc Đức.

Theo thuyết chiêm tinh cổ đại thì mỗi năm đời người có một sao chiếu mệnh.

Tuy nhiên, càng về sau người ta càng tin rằng có những sao chiếu mệnh khiến người ta gặp nhiều vận xui rủi. Trong đó, xấu nhất với đàn ông là sao La Hầu, đàn bà là sao Kế Đô (ứng vào 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82 tuổi Âm lịch). Thói quen coi bói toán của nhiều người đã sinh ra chuyện cúng sao giải hạn hàng năm. Nhiều nhà sư cho rằng chuyện quá tin vào cúng sao giải hạn để thoát được chuyện xui rủi là việc làm mê tín.

Phật giáo không chủ trương cúng sao giải hạn - Ảnh minh họa

Trên báo Giác ngộ online, ĐĐ.Thích Huệ Nghiêm, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN Q.9, TP.HCM nhận định: "Cúng sao giải hạn mà các chùa thường làm lâu nay bây giờ nên tổ chức gọn lại theo chủ trương cầu an. Nếu cứ thực hiện việc cúng sao như hàng năm (lập đàn sao hội, cúng sao giải hạn...) thì không đúng theo tinh thần lời Phật dạy, không an mà trái lại làm cho Phật tử hoang mang, sợ hãi, bất an trong cuộc sống, không chánh kiến, xa rời giáo lý nhân quả.

Giáo lý đức Phật dạy mình tạo nghiệp và cũng chính mình phải tự giải nghiệp, không nên mê tín, tin vào tà thuyết ngoại đạo, tha lực siêu nhiên..."

Lan Ngọc (t/h)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/vi-sao-co-quan-niem-sao-chieu-menh-post254512.info