Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR - Corporate Social Responsibility, một thuật ngữ khoa học nhằm miêu tả về trách nhiệm đối với xã hội của một doanh nghiệp. Khái niệm này được giới phân tích đề cao vai trò trong chiến lược phát triển của một tổ chức, nhưng khi 'điểm mặt đặt tên' cho tôn chỉ mà doanh nghiệp nhất định phải đảm nhận, điều đó lại đem đến sự khô khăn và rập khuôn trong cách mà thế giới đang vận hành.

Rừng tràm Trà Sư được thổi nên làn gió mới khi được đầu tư làm khu du lịch sinh thái.

Lấy sẻ chia để cùng phát triển

Vì CSR không chỉ đơn thuần là đạo đức kinh doanh, mà đó còn là sự tự nguyện cam kết của mỗi tổ chức, cá nhân, nhằm chung tay cải thiện cộng đồng nơi họ sinh sống và hoạt động. Và chỉ khi hiện hữu giá trị đó trong định hướng phát triển của người đứng đầu tổ chức, sợi dây liên kết giữa người lao động, cộng đồng và doanh nghiệp mới được bện thành, vững chắc và kiện toàn. Khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ không chỉ khẳng định được thương hiệu của mình trong đại chúng, mà qua đó gặt hái được tính đồng thuận cao từ phía cộng đồng.

Bằng việc lấy lợi ích xã hội làm nền tảng để phát triển các dự án, công trình an sinh xã hội, khu sinh thái... doanh nghiệp không chỉ cải thiện chất lượng sống của người dân trong khu vực, mà qua đó còn giúp họ trở thành cư dân của thời đại mới, nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi từng ngày của thế giới.

Có thể kể đến một trong số đó là nhà đầu tư chiến lược Sao Mai Group, đã tiên phong và thành công trong việc khởi xướng ngành năng lượng tái tạo tại khu vực biên giới Tây Nam. Điển hình cho việc lấy an ninh năng lượng làm tiền đề để mạnh tay chi hàng nghìn tỉ đồng đầu tư vào dự án Nhà máy Điện mặt trời và Solar Farm, giúp giảm tỉ lệ phụ thuộc của nền kinh tế vào năng lượng hóa thạch, làm “sạch” hơn nguồn năng lượng quốc gia.

Hay chú trọng vào vấn đề môi trường của sinh giới trong khu vực và Quốc gia, bằng cách đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Trà Sư, với sự đồng tình và ủng hộ của chính quyền, nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững môi trường tự nhiên theo hướng tích cực nhất.

Đặc biệt là, họ có thể dựa vào loại hình du lịch sinh thái này, sáng tạo nên những công trình xanh đầy nghệ thuật, từ đó nâng cao kiến thức cư dân, giáo dục môi trường và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong khu vực.

Điều này không thể lấy ý kiến chủ quan của tác giả bài viết ra để làm nổi bật điểm du lịch, mà rõ ràng những danh hiệu Trà Sư đạt được đã khẳng định điều đó. Vì các con mắt mỹ thuật tầm thế giới sẽ không bao giờ đánh giá cao những kẻ tàn phá thiên nhiên để làm giàu cả.

Lấy đoàn kết làm sức mạnh

Mô hình liên kết khép kín giữa hộ nuôi trực tiếp với nhà máy chế biến cá tra nguyên liệu mà Sao Mai đã phát động vào tháng 1/2020 gần đây cũng chính là một trong những hoạt động CSR mà tập đoàn đã thiết lập mục tiêu trong chuỗi giá trị phát triển của mình.

“Tập đoàn đã chi 600 - 700 tỷ đồng để bù lỗ vào sự chênh lệch khi giá cá đang rơi tự do trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp. Sao Mai chấp nhận chịu thiệt để giữ chữ tín trong kinh doanh một khi cam kết bao tiêu cá thương phẩm cho hộ nuôi” - lãnh đạo Tập đoàn chia sẻ.

Ở mô hình liên kết này, ta không chỉ thấy được tính hiệu quả kinh tế cho người dân, năng suất tăng trội trong cách thức giải quyết vấn đề cung - cầu nguyên liệu cá tra khi mua giá cá theo hợp đồng là 25.000/kg, mà ở đó tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội được đề cao đến thấm đượm tình người.

Mô hình liên kết hộ nuôi với nhà máy chế biến cá xuất khẩu được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với những nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Tập đoàn, sẽ không thể không kinh ngạc vì những gì Sao Mai đã đạt được trong năm 2020.

Tuy doanh thu nửa đầu năm 2020 giảm do hoạt động kinh doanh sản xuất cá tra xuất khẩu và thức ăn cá chịu tác động mạnh từ dịch Covid, nhưng bằng những nỗ lực đáng khích lệ từ nhà đầu tư cùng sự hợp tác của người dân và chính quyền địa phương, Tập đoàn đã bắt đầu ghi nhận doanh thu khổng lồ từ mảng năng lượng mặt trời.

Theo nhiều nhà đầu tư chứng khoán lâu năm, cổ phiếu ASM sẽ đạt được mức tăng trưởng tím nhiều phiên liên tiếp ngay sau báo cáo tài chính quý IV/2020.

Doanh nghiệp đóng vai trò là những thành phần kinh tế chủ chốt của một quốc gia, nhưng nếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không được chú trọng và thực thi, thì ngay lập tức sẽ bị chính môi trường thiên nhiên đào thải.

Chỉ khi lấy sự phát triển xã hội làm nền tảng, doanh nghiệp mới có thể trường tồn và vĩ đại.

Tuna

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/kinh-te/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep/127938.htm