TP. Huế: Non nước hữu tình vùng quê bên đầm Cầu Hai

Xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc, TP. Huế) vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Địa phương này cũng chuyển mình ngoạn mục khi 'cán đích' xã nông thôn mới.

VIDEO: Ngắm non xanh nước biếc vùng quê bên đầm Cầu Hai (Huế) vừa thoát danh sách xã đặc biệt khó khăn.

Nhiều năm trước, Lộc Bình (huyện Phú Lộc, TP Huế) là xã vùng bãi ngang đặc biệt khó khăn, điều kiện đi lại trở ngại do địa hình núi rừng hiểm trở, cách sông trở đò, bị chia cắt với các xã ven biển bởi cửa biển Tư Hiền. Một thời, để đến được trung tâm xã và các thôn, phương tiện khả dĩ nhất là đò, thuyền hoặc… đi bộ theo đường núi, đặc biệt là đối với giáo viên, cán bộ y tế người ngoài xã.

Nhiều năm trước, Lộc Bình (huyện Phú Lộc, TP Huế) là xã vùng bãi ngang đặc biệt khó khăn, điều kiện đi lại trở ngại do địa hình núi rừng hiểm trở, cách sông trở đò, bị chia cắt với các xã ven biển bởi cửa biển Tư Hiền. Một thời, để đến được trung tâm xã và các thôn, phương tiện khả dĩ nhất là đò, thuyền hoặc… đi bộ theo đường núi, đặc biệt là đối với giáo viên, cán bộ y tế người ngoài xã.

Địa hình đồi núi cheo leo, hiểm trở chạy dọc theo đầm Cầu Hai từ phía tây ra phía đông giáp với vùng ven biển, đất đai sản xuất nông nghiệp hạn chế… từng là lực cản về phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục của địa phương. “Điện, đường, trường, trạm”… một thuở là niềm mơ ước của dân địa phương.

Địa hình đồi núi cheo leo, hiểm trở chạy dọc theo đầm Cầu Hai từ phía tây ra phía đông giáp với vùng ven biển, đất đai sản xuất nông nghiệp hạn chế… từng là lực cản về phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục của địa phương. “Điện, đường, trường, trạm”… một thuở là niềm mơ ước của dân địa phương.

Tuy nhiên, cũng với địa hình đó, địa phương từng bước biến những bất lợi về vị trí địa lý thành lợi thế phát triển kinh tế. Địa hình rừng núi, biển và đầm phá của Lộc Bình giàu tiềm năng về phát triển du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy sản. Đây là xã ven biển, đầm phá của Huế có cảnh quan, thiên nhiên đẹp, núi sông kỳ thú, môi trường trong lành... thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Dự án du lịch cao cấp nghìn tỷ cũng đã khởi động tại địa phương.

Tuy nhiên, cũng với địa hình đó, địa phương từng bước biến những bất lợi về vị trí địa lý thành lợi thế phát triển kinh tế. Địa hình rừng núi, biển và đầm phá của Lộc Bình giàu tiềm năng về phát triển du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy sản. Đây là xã ven biển, đầm phá của Huế có cảnh quan, thiên nhiên đẹp, núi sông kỳ thú, môi trường trong lành... thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Dự án du lịch cao cấp nghìn tỷ cũng đã khởi động tại địa phương.

Theo ông Dương Quang Hùng - Chủ tịch UBND xã, từ một địa phương bãi ngang đặc biệt khó khăn, thời gian qua, Lộc Bình đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đến nay đã về đích. Xã Lộc Bình cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Theo ông Dương Quang Hùng - Chủ tịch UBND xã, từ một địa phương bãi ngang đặc biệt khó khăn, thời gian qua, Lộc Bình đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đến nay đã về đích. Xã Lộc Bình cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Bên cạnh đó, lâm nghiệp tiếp tục là thế mạnh của địa phương với tổng diện tích đất rừng hiện có là 1.177,83 ha, trong đó có 1.141,56 ha rừng sản xuất. Người dân đầu tư vào cây giống lâm nghiệp chất lượng cao, nâng mức thu nhập bình quân từ 35 - 50 triệu đồng/ha trồng rừng. Tỷ lệ che phủ rừng của xã đạt 32,11%, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Bên cạnh đó, lâm nghiệp tiếp tục là thế mạnh của địa phương với tổng diện tích đất rừng hiện có là 1.177,83 ha, trong đó có 1.141,56 ha rừng sản xuất. Người dân đầu tư vào cây giống lâm nghiệp chất lượng cao, nâng mức thu nhập bình quân từ 35 - 50 triệu đồng/ha trồng rừng. Tỷ lệ che phủ rừng của xã đạt 32,11%, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, thu nhập bình quân đầu người của xã đã tăng từ 37,8 triệu đồng/năm (năm 2021) lên 50,09 triệu đồng/năm; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn địa phương xuống còn 0,84% và hộ cận nghèo còn 2,37%.

Nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, thu nhập bình quân đầu người của xã đã tăng từ 37,8 triệu đồng/năm (năm 2021) lên 50,09 triệu đồng/năm; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn địa phương xuống còn 0,84% và hộ cận nghèo còn 2,37%.

Bên cạnh đó, chính quyền và nhân dân xã Lộc Bình đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổng kinh phí thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới lên đến 648.578 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 72.930 triệu đồng, các chương trình, dự án khác đầu tư 164.963 triệu đồng. Đặc biệt, nhân dân đã đóng góp tới 410.685 triệu đồng, chiếm 68,47% tổng nguồn vốn thực hiện chương trình nông thôn mới.

Bên cạnh đó, chính quyền và nhân dân xã Lộc Bình đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổng kinh phí thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới lên đến 648.578 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 72.930 triệu đồng, các chương trình, dự án khác đầu tư 164.963 triệu đồng. Đặc biệt, nhân dân đã đóng góp tới 410.685 triệu đồng, chiếm 68,47% tổng nguồn vốn thực hiện chương trình nông thôn mới.

Nhờ đó, hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sạch, cơ sở vật chất trường học được nâng cấp đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho cải thiện điều kiện đi lại, chăm sóc sức khỏe người dân, giáo dục con em địa phương, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Nhờ đó, hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sạch, cơ sở vật chất trường học được nâng cấp đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho cải thiện điều kiện đi lại, chăm sóc sức khỏe người dân, giáo dục con em địa phương, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Đến nay, tuy đời sống một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình còn hạn chế, Lộc Bình đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển bền vững ngành nông - lâm nghiệp, khuyến khích các mô hình kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân; chú trọng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai để đảm bảo đời sống người dân ngày càng ổn định.

Đến nay, tuy đời sống một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình còn hạn chế, Lộc Bình đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển bền vững ngành nông - lâm nghiệp, khuyến khích các mô hình kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân; chú trọng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai để đảm bảo đời sống người dân ngày càng ổn định.

Với những kết quả đã đạt được, Lộc Bình từng bước chuyển mình ngoạn mục, xứng đáng với những nỗ lực và thành quả "xóa nghèo", xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây. Toàn xã phấn đấu nâng cao hơn nữa đời sống người dân và phát triển kinh tế bền vững.

Với những kết quả đã đạt được, Lộc Bình từng bước chuyển mình ngoạn mục, xứng đáng với những nỗ lực và thành quả "xóa nghèo", xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây. Toàn xã phấn đấu nâng cao hơn nữa đời sống người dân và phát triển kinh tế bền vững.

Ngọc Văn - Thế Nghĩa

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/tp-hue-non-nuoc-huu-tinh-vung-que-ben-dam-cau-hai-post1729569.tpo