Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc: Nút thắt 2 thập kỷ

Giới phân tích nhận định, Trung Quốc sẽ mất tới 2 thập kỷ nữa để phát triển động cơ máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Cheng Du J-20.

Trung Quốc biên chế máy bay tàng hình thế hệ 5 trước Nga

Michael Raska, một trợ lý giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, mới đây đã có bài viết cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 của Trung Quốc còn rất lâu mới có thể trở thành đối thủ của các chiến đấu cơ đồng hạng Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Ligtning II.

Trong số các vấn đề, Reuters lưu ý rằng, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31 của Trung Quốc không thể bay hành trình dài hoặc bay với tốc độ siêu âm như đối thủ gần nhất của họ, máy bay tàng hình F-22 Raptor và F-35 Ligtning II của Lockheed Martin, mà không sử dụng buồng đốt sau.

Như chuyên gia Dave Majumdar của National Interest trước đó đã từng đề cập, Trung Quốc gần đây đã tuyên bố rằng máy bay chiến đấu J-20 của nó đã đạt được khả năng hoạt động ban đầu, được đưa vào biên chế trước cả chiếc Su-57 của Nga được phát triển trước nó.

"Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 mới nhất của Trung Quốc đã được đưa vào dịch vụ chiến đấu của không quân" - Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết vào ngày 9 tháng 2 năm 2018.

Việc J-20 được đưa vào biên chế trước cả loại tiêm kích đồng hạng được phát triển trước của Nga là Sukhoi Su-57 đã khiến nhiều người và cả giới chuyên gia quân sự rất bất ngờ.

Các nhà phân tích Trung Quốc đã chào mừng thành tích của quốc gia này, với lời tán dương là J-20 cũng sẽ thay đổi lịch sử của lực lượng không quân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, làm cân bằng cán cân quân sự giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh.

Mỹ nhận định J-20 Trung Quốc không thể so sánh với F-22 Raptor

Song Zongping, một chuyên gia quân sự Trung Quốc, đã phát biểu rằng, trong quá khứ, chỉ có Hoa Kỳ và các đồng minh như Nhật Bản mới có khả năng trang bị các máy bay chiến đấu tàng hình. Nhưng bây giờ, sự độc quyền của họ trong khu vực này bị phá vỡ bởi J-20 của Trung Quốc.

Trung Quốc từ lâu đã mô tả J-20 là một đối thủ cạnh tranh với các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của Mỹ là chiếc F-22 Raptor và F-35 Ligtning II. Nhưng những báo cáo mới cho thấy những điểm đáng nghi ngờ về những tuyên bố đó.

Cụ thể, Bưu điện Nam Trung Quốc (SCMP) có trụ sở tại Hồng Kông báo cáo rằng, Trung Quốc đã đưa máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến đầu tiên [I-20] vào hoạt động trước thời hạn.

Nhưng SCMP tiết lộ rằng, những máy bay này sử dụng động cơ “quá đát” nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với những thách thức về an ninh đang gia tăng trong khu vực”.

SCMP nhận định, rằng việc sử dụng động cơ không tương thích có nghĩa là khả năng của J-20 sẽ bị hạn chế nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng cơ động và hiệu suất nhiên liệu cũng như sự tàng hình của nó ở tốc độ siêu âm. Như vậy, J-20 cũng không khá hơn một chiến đấu cơ thế hệ thứ tư là bao.

Điểm yếu chết người của động cơ Trung Quốc

Trên thực tế, đây cũng không phải là lần đầu tiên chiếc J-20 gặp phải những thách thức về khả năng bay hành trình tốc độ siêu âm, dẫn đến yêu cầu cấp bách phải có một loại động cơ mới.

Chengdu J-20 Trung Quốc được biên chế trước Sukhoi Su-57 Nga

Theo SCMP, khi J-20 bắt đầu thử nghiệm, Trung Quốc đã sử dụng hai động cơ AL-31F của Nga để cấp động lực cho các máy bay chiến đấu J-20. Những động cơ này thậm chí còn kém khả năng hơn so với những chiếc WS-10B mà Trung Quốc sản xuất trong nước.

Tiếp theo, những nguyên mẫu J-20 đời sau của Trung Quốc được trang bị động cơ WS-15 Nga Mi được tuyên bố là “thiết kế đặc biệt”.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc năm 2017 đã tuyên bố rằng, các động cơ WS-15 đã hoạt động tương tự với Pratt & Whitney F119. Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã khoe khoang rằng, những nỗ lực phát triển động cơ máy bay của nước này đã được đền đáp.

Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm vào năm 2015, động cơ WS-15 đã nổ tung. Mặc dù không có ai bị thương trong vụ nổ, các kỹ sư Trung Quốc đã không thể sửa chữa được chiếc động cơ mẫu. Với sự cố này, rõ ràng những tuyên bố của Bắc Kinh là không đúng sự thực.

Một nguồn tin nói với tờ báo Hồng Kông rằng "lý do xảy ra sự cố là rất phức tạp, với khả năng cao là Trung Quốc không thể kiểm soát chất lượng của các cánh turbin đơn, thành phần quan trọng nhất trong một động cơ turbin mạnh mẽ như vậy".

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/tiem-kich-tang-hinh-j-20-trung-quoc-nut-that-2-thap-ky-3368891/