Tiêm kích Rafale sẽ dạy cho Su-30MKI 'bài học' nhớ đời

Đúng một tháng nữa, câu hỏi 'ai thắng ai' giữa 'Rafale' Pháp và Su-30MKI Nga sẽ có lời đáp trên bầu trời Pháp.

Lại xin giới thiệu tiếp một bài báo của chuyên gia quân sự Nga Vladimir Tuchkov với tiêu đề trên (cũng thay lời giới thiệu) về “cuộc đua” giữa“Rafale” với Su-30MKI. Bài đăng trên báo này ngày 11/6/2019.

Máy bay tiêm kích đa năng Pháp Rafale (Ảnh: AP/TASS)

Vào tháng 7 sắp tới, nhiều khả năng có thể sẽ nổ ra một vụ scandal (bê bối) chính trị nghiêm trọng trên chính trường Ấn Độ. Với những cáo buộc tội tham nhũng và cùng với đó là các quy trình điều trần tố tụng tại Quốc hội.

Nguyên nhân dẫn đến vụ bê bối này- đó là cuộc tập trận không quân “Garuda-VI” với sự tham gia của các máy bay tiêm kích Không quân Ấn Độ và Không quân Pháp. Điểm nhấn trong chương trình tập trận chung này sẽ là các trận không chiến (huấn luyện) giữa các máy bay tiêm kích Su-30MKI (Nga) và các máy bay tiêm kích “Rafale” mà chính phủ Ấn Độ vừa mới mua từ Pháp với những điều kiện cực kỳ khó hiểu.

Chuyện cụ thể như sau:

Trong năm 1998, Paris và New Dehly ký một thỏa thuận về việc hai bên sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung với sự tham gia của không chỉ Không quân, mà cả Hải quân và Lục quân hai nước.

Chương trình không quân bắt đầu được triển khai năm 2003 bằng cuộc tập không quân chung mang tên “Garuda-I”. Các cuộc tập trận sẽ được tổ chức luân phiên trên cả các căn cứ không quân Ấn Độ và Pháp.

Nhiệm vụ của những cuộc tập trận này là: hoàn thiện quy trình phối hợp hành động trong lực lượng không quân, kiểm tra (hiệu quả áp dụng) các thủ pháp chiến thuật và chiến lược mới, kiểm tra tình trạng và khả năng các phương tiện kỹ thuật bay (máy bay), trình độ chuyên nghiệp của phi công và khả năng đảm bào của các cơ quan kỹ thuật mặt đất.

Cuộc tập trận (không quân) năm nay sẽ được tổ chức vào tháng 7 tới tại căn cứ không quân Armeé de l Air của Pháp. Cuộc tập trận sẽ kéo dài hai tuần, về phía Ấn Độ, sẽ cử 10 máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI, một máy bay vận tải quân sự Il-76 và một máy bay tiếp dầu Il-78 tham gia. Các phương tiện kỹ thuật này sẽ được 150 sỹ quan các chuyên ngành khác nhau của Ấn Độ điều khiển và phục vụ.

Điểm nhấn quan trọng nhất của cuộc tập trận lần nay sẽ là các trận không chiến huấn luyện (giữa Su-30MKI Ấn Độ) với các máy bay tiêm kích đa năng “Rafale” (Pháp), bởi vì chính Bộ Tư lệnh Ấn Độ đang tập trung sự chú ý vào kiểu máy bay này (“Rafale”) này trong chương trình đổi mới thành phần (mua sắmc) ủa lực lượng máy bay tiêm kích hạng trung Không quân Án Độ.

Trong một cuộc đấu thầu mới được Ấn Độ tổ chức với sự dự thầu của Pháp, Nga, Mỹ, Thụy Điển và Tập đoàn hàng không Châu Âu, New Delhi đã chọn mua 36 chiếc “Rafale” của Pháp. Hợp đồng cung cấp sẽ bắt đầu được thực hiện vào tháng 9 năm nay. Tổng số tiền phải thanh toán cho người Pháp vượt ngưỡng hình dung của nhiều người, trong đó có cả các chuyên gia am hiểu (xin xem phần sau-ND).

Su-40MKI Nga

Tại cuộc tập trận đầu tiên diễn ra vào năm 2003 tại Ấn Độ, (Không quân) Pháp cử các máy bay tiêm kích thế hệ bốn “Mirage 2000” (được đưa vào trang bị từ những năm 80) tham gia, còn Ấn Độ- các tiêm kích Su-30K, “trẻ” hơn “Mirage” 8 tuổi, nhưng cũng thuộc đến thế hệ bốn trơn (4) mà không có bất kỳ một dấu cộng nào đứng sau.

“Garuda-II” (lần hai) được tổ chức tại Pháp vào năm 2005 với thành phần các cụm quân không quân tương tự như trong cuộc tập trận lần thứ nhất.

Nhưng những gì hay nhất chỉ bắt đầu năm 2010 trong cuộc tập trận lần thứ tư, khi người Ấn Độ điều các máy bay Su-30MKI mới tinh thuộc thế hệ 4 ++ đến đất Pháp.

Các máy bay này được trang bị động cơ thay đổi vectơ lực đẩy, một radar ăng ten mạng pha mới, với cơ số vũ khí được tăng cường và một tổ hợp tác chiến điện tử mới hiệu quả hơn. Trong cuộc tập trận lần này, không chỉ có các “Mirage” tham gia như mọi khi, mà còn cả thêm các máy bay “Rafale” thuộc thế hệ 4+. Các máy bay F-16 của Không quân Singapore cũng được mời tham gia tập trận.

Bắt đầu từ cuộc tập trận “Garuda-IV”, những máy bay tiêm kích Nga được thiết kế dành riêng cho Ấn Độ này (Su-30MKI-ND) đã liên tục giành chiến thắng với các tỷ số khác nhau trước “Rafale” trong các trận “không chiến”.

Cũng xin nói thêm một chút, trong các lần tập trận khác nữa, kể cả cuộc tập trận chung Mỹ- Ấn mang tên “Cope”, các “người Mỹ” – tức F-15 và F-16 còn thua chiếc máy bay tiêm kích này (Su-30MKI) với tỷ số đậm hơn cả người Pháp (Rafale). Có những trường hợp khi Su-30MKI giành chiến thắng tuyệt đối (trước F-15 và F-16) với tỷ số 10: 0.

Cùng thời gian đó, “Rafale” theo đúng nghĩa của từ này đã trở nên nổi tiếng trong năm 2008 trong cuộc tập trận mang tên “Red Flag” (“Cờ đỏ”). Kết quả cuộc tập trận được giữ bí mật tuyệt đối với lý do là trong trận “không chiến” huấn luyện đó, các đối thủ của nhau lại là “Rafale” Pháp và “Raptor” Mỹ (F-22). Bên đề xuất giữ mật thông tin là người Mỹ.

Về lý do, tất nhiên, bạn đọc có thể đoán được. Nhưng chỉ sau một khoảng thời gian đã có bằng chứng khẳng định những phỏng đoán của giới chuyên gia quân sự là đúng - nhờ có thông tin rò rỉ.

Và điều quan trọng nhất- thông tin rò rỉ này có vật chứng kèm theo hẳn hoi. Sau 4 năm (kể từ cuộc tập trận “Cờ Đỏ”), người Pháp đã công bố một video trên mạng Internet, và ta có thể thấy rõ “Rafale” đưa “Raptor” Mỹ vào trong kính ngắm trong trận không chiến huấn luyện nói trên.

Lẽ dĩ nhiên, ở trên trời thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Có rất nhiều thứ không chỉ phụ thuộc vào máy bay, mà còn phụ thuộc vào phi công. Câu chuyện này, tất nhiên, không phải là bằng chứng để kết luận là “Rafale” chắc chắn tốt hơn “Raptor”.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/tiem-kich-rafale-se-day-cho-su-30mki-bai-hoc-nho-doi-3381741/