Thúc đẩy giảm thiểu bao bì nhựa hướng tới sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường

Ngày 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị 'Những chính sách mới về bao bì nhựa dành cho doanh nghiệp'.

Chương trình do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp Tạp chí Kinh tế Môi trường và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Quang cảnh Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị.

Hội nghị được tổ chức nhằm tiếp tục triển khai, thực thi hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, nâng cao trách nhiệm quản lý, sản xuất, tiêu dùng trong việc giảm thiểu chất thải nhựa, hướng tới sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Đại học Quốc gia Hà Nội; các sở, ban, ngành Thành phố Hà Nội; các doanh nghiệp ngành hàng sản xuất bao bì, bán lẻ, trung tâm thương mại, siêu thị, hàng không, đồ ăn nhanh...; các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Cao Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu rác thải nhựa. Theo ông Cao Minh Tuấn, từ năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp các địa phương tổ chức nhiều chiến dịch quốc gia nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Cùng với đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã được thông qua, đưa ra lộ trình triển khai đến năm 2030.

Đặc biệt, ông Tuấn lưu ý rằng, dù các chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường đã đạt kết quả bước đầu, song vẫn cần những giải pháp đồng bộ hơn để kết nối cung và cầu, thúc đẩy việc thay thế bao bì nhựa dùng một lần.

Ông Cao Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội nghị

Ông Cao Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị, TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) đã trình bày về vấn đề liên kết chuỗi giá trị tái chế bao bì và thực thi trách nhiệm mở rộng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách phát biểu tại Hội nghị

TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách phát biểu tại Hội nghị

Ông Việt nêu rõ những khó khăn hiện tại, như hệ thống thu gom phi chính thức thiếu minh bạch và chi phí tái chế cao. Đồng thời, Ông cũng đề xuất một số giải pháp như áp dụng công nghệ số và xây dựng quy chuẩn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào tái chế.

Tiếp theo đó, bà Lê Thị Minh Ánh, đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã trình bày về những quy định, chính sách và định hướng phát triển nhãn sinh thái của sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

Bà Lê Thị Minh Ánh - đại diện Cục Kiểm soát và ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội nghị.

Bà Lê Thị Minh Ánh - đại diện Cục Kiểm soát và ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội nghị.

Cũng trong hội nghị, TS Bùi Thị Thanh Hương - Đại học Quốc gia Hà Nội giới thiệu các mô hình kinh doanh tích lũy tín chỉ xanh, đồng thời đề xuất các giải pháp ứng dụng chính sách mới về bao bì nhựa tại Việt Nam.

 TS Bùi Thị Thanh Hương - Đại học quốc gia Hà Nội phát biểu điều phối phiên thảo luận tại Hội nghị.

TS Bùi Thị Thanh Hương - Đại học quốc gia Hà Nội phát biểu điều phối phiên thảo luận tại Hội nghị.

Trong khuôn khổ chương trình, phần thảo luận giữa các chuyên gia và các đại biểu diễn ra sôi nổi tập trung vào vấn đề phân loại rác thải tại nguồn theo định hướng chính sách nhà nước, nâng cao nhận thức cộng đồng và hỗ trợ các doanh nghiệp có nhãn sinh thái. Các chuyên gia đồng thuận rằng, cần một hệ thống thu gom và xử lý đồng bộ để đảm bảo hiệu quả thực tiễn.

Đại biểu tham dự Hội nghị trao đổi thông tin.

Đại biểu tham dự Hội nghị trao đổi thông tin.

Đại biểu tham dự Hội nghị trao đổi thông tin.

Đại biểu tham dự Hội nghị trao đổi thông tin.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường nhấn mạnh: “Phân loại rác phải được thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm từ đầu đến cuối. Để biến lời nói thành hành động, cần có các phong trào cụ thể và sự tham gia tích cực từ mọi tầng lớp xã hội.”

Các chuyên gia chụp hình lưu niệm tại Hội nghị.

Các chuyên gia chụp hình lưu niệm tại Hội nghị.

Hội nghị khép lại với những cam kết mạnh mẽ từ cả phía doanh nghiệp và cơ quan quản lý, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong lĩnh vực giảm thiểu bao bì nhựa và bảo vệ môi trường.

Thùy Dương

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/thuc-day-giam-thieu-bao-bi-nhua-huong-toi-su-dung-san-pham-than-thien-moi-truong-95635.html