Thách thức của điện ảnh Ý đương đại trong cạnh tranh quốc tế

Phát biểu tại hội thảo, ông Antonia Termenini - Giám đốc Liên hoan Phim (LHP) châu Á tại Rome và LHP Ý tại TP HCM cho biết, điện ảnh của Ý đã không còn xuất hiện ở các LHP nhiều như trước và ít có sức ảnh hưởng với điện ảnh thế giới.

Sáng 2-10, buổi hội thảo với chủ đề "Xu hướng làm phim của điện ảnh Ý đương đại" nằm trong khuôn khổ LHP Ý tại Việt Nam đã được tổ chức tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM (125 Cống Quỳnh, Quận 1).

Sự kiện do Tổng Lãnh sự Ý tại TP HCM phối hợp tổ chức với Liên hoan Phim (LHP) châu Á tại Rome, Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM, Khoa tiếng Ý - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM, VIEWSONIC và Công ty CP Phát triển thương hiệu Trần Gia.

TS Phạm Huy Quang, quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM

TS Phạm Huy Quang, quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM

Ông Enrico Padula - Tổng Lãnh sự Ý (phải) và đạo diễn Aaron Toronto (trái)

Ông Enrico Padula - Tổng Lãnh sự Ý (phải) và đạo diễn Aaron Toronto (trái)

Đạo diễn Antonia Termenini - Giám đốc LHP châu Á tại Rome và LHP Ý tại TP HCM (phải)

Đạo diễn Antonia Termenini - Giám đốc LHP châu Á tại Rome và LHP Ý tại TP HCM (phải)

Buổi hội thảo nằm trong khuôn khổ của LHP Ý tại TP HCM

Buổi hội thảo nằm trong khuôn khổ của LHP Ý tại TP HCM

Tham dự buổi hội thảo có TS Phạm Huy Quang - quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM; ông Enrico Padula - Tổng Lãnh sự Ý; đạo diễn Antonia Termenini - Giám đốc LHP châu Á tại Rome và LHP Ý tại TP HCM; đạo diễn Aaron Toronto - người đứng sau thành công của loạt phim điện ảnh như "Đêm tối rực rỡ", "Em chưa 18",...

Phát biểu tại hội thảo, ông Enrico Padula khẳng định điện ảnh là một cầu nối văn hóa giữa các quốc gia, góp phần hiểu rõ hơn về thẩm mỹ của các nước. Việt Nam và Ý có hai nền điện ảnh khác nhau, dù là điểm chung hay sự khác biệt thì đều góp phần làm đậm đà hơn bản sắc văn hóa của hai quốc gia.

Ông Antonia Termenini cho rằng điện ảnh Ý rất có sức nặng và ảnh hưởng sâu sắc đến điện ảnh thế giới ở những thập niên trước đây. Nhưng cơn khủng hoảng điện ảnh châu Âu những năm 70 vì xu hướng phim truyền hình đang dần lên ngôi kéo dài suốt 15 năm khiến điện ảnh đối mặt với những thách thức.

Xu hướng chung của điện ảnh bấy giờ là gia tăng thêm những bộ phim hài. Chúng được đánh giá là không có sự táo bạo, không có chất liệu riêng và người xem nhanh chóng quên đi. Ông Antonia Termenini chỉ ra bộ phim "Tiệc trăng máu" có bản gốc không quá hay.

Hội thảo cho rằng điện ảnh Ý đương đại không còn mang tính quốc tế như những thập niên trước đây. "Nhìn lại những năm 50, 60 trước đây, điện ảnh Ý đoạt được nhiều giải thưởng và chiếu rộng rãi ở nhiều quốc gia. Vì khi đó điện ảnh Ý không phải cạnh tranh quá nhiều với các nước khác như bây giờ. Ở thập niên đó chưa từng nghe đến điện ảnh Hàn Quốc, Đài Loan, chỉ có thoáng qua điện ảnh của Nam Mỹ hoặc châu Phi. Hiện tại thì đã phải cạnh tranh với điện ảnh các nước trên thế giới" - ông Antonia Termenini nhận định.

Chia sẻ thêm về nền điện ảnh Việt Nam, ông cũng đánh giá đây là một nền điện ảnh có sức sống và sỡ hữu nhiều phim hay đã được chiếu tại LHP châu Á tại Rome. Hiện nay, cũng có rất nhiều nhà làm phim Việt Nam đang tích cực tìm kiếm đối tác ở Philippines, Singapore để mở rộng khả năng hợp tác. Các chuyên gia đánh giá đây là một xu hướng rất quan trọng đề điện ảnh Việt Nam được mở rộng thêm tài nguyên.

Khánh Linh

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/thach-thuc-cua-dien-anh-y-duong-dai-trong-canh-tranh-quoc-te-19624100214472621.htm