Tết Nguyên tiêu là Tết gì? Tết Nguyên tiêu 2024 là ngày nào?

Tết Nguyên tiêu (hay còn gọi là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới) mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng.

Tết Nguyên tiêu là ngày nhiều gia đình Việt lên chùa cúng dâng sao hạn với ước mong nguyện cầu một năm an lành, giải trừ tai ách… Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ về nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Nguyên tiêu của Việt Nam.

Tết Nguyên tiêu là gì?

Tết Nguyên tiêu hay còn được gọi là Rằm tháng Giêng có bắt nguồn từ Trung Quốc, kéo dài từ ngày 14-15 tháng Giêng Âm lịch.

Theo TS. Đinh Đức Tiến, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ rất nhiều sự tích của Trung Quốc và có nhiều sự tích khác nhau.

Lễ hội trăng rằm đầu tiên của năm mới được bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng Âm lịch.

Nhiều nơi quan niệm "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng" nên những nghi lễ diễn ra trong ngày này thường được chuẩn bị rất chu đáo.

Tết Nguyên tiêu 2024 nhằm vào thứ Bảy, ngày 24 tháng 2 năm 2024 Dương lịch.

Nguồn gốc của ngày Tết Nguyên tiêu

Nhiều tài liệu viết phong tục này nhưng về cội nguồn của Tết Nguyên tiêu được dân gian có cách nhiều giải thích, trong đó gắn với truyền thuyết về con thiên nga.

Sự tích xưa ghi lại chuyện về một con thiên nga vốn là giống thiên nga trên trời, được Ngọc Hoàng yêu quý. Một hôm, thiên nga từ trên thiên đình bay xuống dưới hạ giới rong chơi.

Thật không may, một người thợ săn nhìn thấy và vô tình bắn chết con thiên nga. Việc này đến tai Ngọc Hoàng thượng đế, Người tức giận và thay vì trừng phạt người thợ săn, Người lệnh trừng phạt muôn loài dưới hạ giới.

Ngọc Hoàng đã sai một đội quân Thiên Binh thiên tướng đúng vào ngày 15 tháng 1 hàng năm xuống thiêu rụi mặt đất, không cho con người và động vật sống.

May thay, trên thiên đình có những vị thần không tán thành cách làm của Ngọc Hoàng, lệnh trừng phạt này quá khắt khe và nặng nề. Họ liều mình, bí mật xuống hạ giới và bầy cho chúng sinh kế để thoát nạn.

Thế là cứ vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để khi Ngọc Hoàng nhìn xuống tưởng rằng nhà cửa, làng mạc ở dưới bị phóng hỏa, thiêu rụi.

Nhờ đó mà loài người và muôn thú đã thoát khỏi họa diệt vong.

Kể từ đó đến nay, ngày 15 tháng 1 Âm lịch hàng năm được nhân dân chọn làm ngày Tết Nguyên tiêu và hình thành tục treo đèn lồng trong ngày này.

Vào ngày này, mọi người nấu cỗ cúng, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bắt đầu may mắn, bình an.

Ý nghĩa về ngày Tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên tiêu là dịp Tết quan trọng mà ông bà xưa có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” hay “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”.

Vào ngày này, tùy vào phong tục và điều kiện kinh tế của từng gia đình mà mâm cỗ cúng của mỗi gia đình có thể khác nhau.

Nhưng tất cả đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu với Phật, Thánh, ông bà, tổ tiên, mong cầu một năm an lành, nhiều tài lộc.

Cách cúng Tết Nguyên tiêu 2022

Ngày cúng Tết Nguyên tiêu (hay còn gọi là cúng Rằm tháng Giêng) tốt nhất cho năm 2024 là sáng 24/2/2024 (nhằm 15/1 Âm lịch), tuy nhiên nếu gia đình có việc bận thì bạn cũng có thể cúng vào ngày 23/2/2022 (nhằm 14/1 Âm lịch).

Giờ cúng tốt nhất nên là giờ Ngọ.

Để cúng Rằm tháng Giêng, gia đình cần chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng Phật, 1 mâm cỗ cúng gia tiên và phải lau dọn bàn thờ cẩn thận, không gây đổ vỡ đồ vật.

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo giải trí!

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/tet-nguyen-tieu-la-tet-gi-tet-nguyen-tieu-2024-la-ngay-nao-261280.html