Tết Đầu lúa của đồng bào K'ho và Raglai Bình Thuận

Vào ngày 14 -15 tháng Chạp hàng năm, đồng bào các dân tộc thiểu số 4 xã vùng cao ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận tổ chức đón Tết Đầu lúa. Đây là ngày tết quan trọng, mang nhiều nét văn hóa độc đáo, sinh động của cộng đồng người Raglai, K'ho đang sinh sống tại địa phương này.

Tết đầu lúa gắn liền với tập tục thờ cúng lúa Mẹ, một loại lúa đặc trưng trồng trên rẫy của đồng bào Raglai, K’ho. Mỗi năm, khi thu hoạch lúa xong, đồng bào lại tổ chức các nghi lễ, thể hiện sự biết ơn và niềm tin đối với cây lúa mẹ và cầu mong một vụ mùa bội thu.

Tết đầu lúa ban đầu được tổ chức riêng lẻ trong từng gia đình, kéo dài suốt 2 tháng. Nhiều năm trở lại đây, 4 xã vùng cao Phan Tiến, Phan Điền, Phan Sơn, Phan Lâm tổ chức chung tết truyền thống với đầy đủ các nghi lễ kết hợp với nhiều trò chơi dân gian và văn nghệ. Tết Đầu lúa không còn là ngày vui của từng nhà mà trở thành ngày hội chung thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của đồng bào nơi đây.

Tết đầu lúa sẽ diễn ra trong 2 ngày, sau các nghi lễ được tổ chức chung đồng bào Raglai, K’ho sẽ trở về nhà quay quần bên ché rượu cần và thưởng thức những món ăn truyền thống như cơm lam, thịt gà hay canh lá bép.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/tet-dau-lua-cua-dong-bao-kho-va-raglai-binh-thuan-208627.htm