Tên lửa ATACMS của Ukraine chỉ có thể bất lực đứng nhìn Su-34

Một nửa số máy bay tiêm kích bom Su-34 của Không quân Nga cách chiến tuyến Quân đội Ukraine chưa đầy 200 km, khiến tên lửa đạn đạo ATACMS của Ukraine chỉ có thể đứng nhìn.

Hôm 28/6, Bộ Tổng tham mưu Ukraine công bố số lượng máy bay chiến đấu Nga bị phá hủy trong nửa đầu năm. Trong tổng số khoảng 30 máy bay chiến đấu bị bắn rơi, Su-34 đứng đầu với 13 chiếc, tiếp theo là cường kích Su-25. Ngoài ra còn có hai máy bay cảnh báo sớm A-50 và một chiếc Tu-22M3.

Hôm 28/6, Bộ Tổng tham mưu Ukraine công bố số lượng máy bay chiến đấu Nga bị phá hủy trong nửa đầu năm. Trong tổng số khoảng 30 máy bay chiến đấu bị bắn rơi, Su-34 đứng đầu với 13 chiếc, tiếp theo là cường kích Su-25. Ngoài ra còn có hai máy bay cảnh báo sớm A-50 và một chiếc Tu-22M3.

Tiêm kích bom Su-34 hiện là máy bay chiến đấu gây ra mối đe dọa lớn nhất cho Ukraine, bởi tên lửa do máy bay ném bom Nga phóng đi có thể sẽ bị Patriot đánh chặn, còn bom lượn có điều khiển thì phòng không Ukraine đánh “bất lực”

Tiêm kích bom Su-34 hiện là máy bay chiến đấu gây ra mối đe dọa lớn nhất cho Ukraine, bởi tên lửa do máy bay ném bom Nga phóng đi có thể sẽ bị Patriot đánh chặn, còn bom lượn có điều khiển thì phòng không Ukraine đánh “bất lực”

Máy bay tiêm kích bom Su-34, được ví là “ngựa thồ” của Không quân Nga, là phương tiện hàng ngày thả hàng trăm quả bom lượn, tấn công các mục tiêu của Ukraine. Chỉ có thể bắn hạ máy bay này, Ukraine mới có thể loại trừ được mối đe dọa từ bom lượn.

Máy bay tiêm kích bom Su-34, được ví là “ngựa thồ” của Không quân Nga, là phương tiện hàng ngày thả hàng trăm quả bom lượn, tấn công các mục tiêu của Ukraine. Chỉ có thể bắn hạ máy bay này, Ukraine mới có thể loại trừ được mối đe dọa từ bom lượn.

Từ năm 2010 đến khi cuộc xung đột bùng nổ, Lực lượng Không quân chiến thuật Nga đã nhận được tổng cộng 126 chiếc máy bay tiêm kích bom Su-34. Khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào năm 2022, Nga chỉ sản xuất 20 chiếc và vào năm 2023 là 12 chiếc. Hiện tại đã nửa năm 2024 trôi qua, chỉ có 4 chiếc Su-34 được bàn giao.

Từ năm 2010 đến khi cuộc xung đột bùng nổ, Lực lượng Không quân chiến thuật Nga đã nhận được tổng cộng 126 chiếc máy bay tiêm kích bom Su-34. Khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào năm 2022, Nga chỉ sản xuất 20 chiếc và vào năm 2023 là 12 chiếc. Hiện tại đã nửa năm 2024 trôi qua, chỉ có 4 chiếc Su-34 được bàn giao.

Nếu theo số liệu Su-34 bị bắn rơi như Ukraine công bố, thì với tỷ lệ sản xuất và tiêu hao này, Không quân Nga sớm hay muộn sẽ mất loại máy bay chiến đấu này. Tuy nhiên, khi Nga bắt đầu hệ thống sản xuất thời chiến, năng lực sản xuất máy bay Su-34 không tăng mà giảm, có thể do thiếu các thiết bị điện tử và chip quan trọng.

Nếu theo số liệu Su-34 bị bắn rơi như Ukraine công bố, thì với tỷ lệ sản xuất và tiêu hao này, Không quân Nga sớm hay muộn sẽ mất loại máy bay chiến đấu này. Tuy nhiên, khi Nga bắt đầu hệ thống sản xuất thời chiến, năng lực sản xuất máy bay Su-34 không tăng mà giảm, có thể do thiếu các thiết bị điện tử và chip quan trọng.

Mặc dù máy bay Su-34 được Ukraine tuyên bố bị họ bắn rơi nhiều nhất trong nửa đầu năm nay, nhưng nó cũng đạt kỷ lục chói sáng nhất ở mặt trận Avdiivka, khi thả số lượng lớn bom dẫn đường FAB vào các công sự phòng thủ kiên cố, buộc Quân đội Ukraine phải rút lui. Hiện Quân đội Nga vẫn tiếp tục sử dụng Su-34 với số lượng lớn để ném bom Kharkov và Donetsk.

Tờ Forbes của Mỹ đưa tin, gần một nửa số máy bay tiêm kích bom Su-34 của Trung đoàn máy bay ném bom Cận vệ số 47 thuộc Lực lượng Không quân chiến thuật Nga, đang được triển khai tại Căn cứ Không quân Malshevo gần Voronezh, chỉ cách biên giới Ukraine 160 km. Đây là một "mục tiêu màu mỡ" cho các vũ khí tấn công tầm xa của Ukraine.

Tổ chức nghiên cứu Frontellect Insight của Ukraine tuyên bố, những chiếc Su-34 này cất cánh từ căn cứ mỗi ngày và chỉ mất vài phút để bay đến không phận phóng và thả bom dẫn đường vào các mục tiêu của Quân đội Ukraine và các thành phố Ukraine ở tiền tuyến.

Tổ chức nghiên cứu Frontellect Insight của Ukraine tuyên bố, những chiếc Su-34 này cất cánh từ căn cứ mỗi ngày và chỉ mất vài phút để bay đến không phận phóng và thả bom dẫn đường vào các mục tiêu của Quân đội Ukraine và các thành phố Ukraine ở tiền tuyến.

Khoảng cách dưới 200 km này chính xác nằm trong tầm tấn công của tên lửa đạn đạo ATACMS. Tuy nhiên, do Mỹ không cho phép sử dụng ATACMS có tầm bắn 300 km để tấn công các mục tiêu của Nga, nên Ukraine chỉ mở rộng phạm vi tấn công lên 100 km bên ngoài biên giới Ukraine vào Nga, chủ yếu là ở Belgorod.

Khoảng cách dưới 200 km này chính xác nằm trong tầm tấn công của tên lửa đạn đạo ATACMS. Tuy nhiên, do Mỹ không cho phép sử dụng ATACMS có tầm bắn 300 km để tấn công các mục tiêu của Nga, nên Ukraine chỉ mở rộng phạm vi tấn công lên 100 km bên ngoài biên giới Ukraine vào Nga, chủ yếu là ở Belgorod.

Do vậy, Quân đội Ukraine chỉ có thể biết đứng nhìn những chiếc Su-34 này, thả bom dẫn đường có điều khiển các cỡ xuống lãnh thổ Ukraine, nhưng họ không thể tấn công số máy bay của Nga bằng tên lửa mà Mỹ viện trợ.

Do vậy, Quân đội Ukraine chỉ có thể biết đứng nhìn những chiếc Su-34 này, thả bom dẫn đường có điều khiển các cỡ xuống lãnh thổ Ukraine, nhưng họ không thể tấn công số máy bay của Nga bằng tên lửa mà Mỹ viện trợ.

Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa phòng không Patriot để bắn hạ máy bay chiến đấu Nga, sau khi chúng chuẩn bị bay vào lãnh thổ Ukraine, hoặc bắn hạ chúng trước khi vào Ukraine.

Tuy nhiên, thực tế là Ukraine không có nhiều tên lửa phòng không Patriot đến vậy để bắn hạ những chiếc Su-34 này. Những khẩu đội tên lửa Patriot được Ukraine sử dụng để bảo vệ Kiev, Odessa và các mục tiêu quan trọng khác. Tại Kharkov, không thấy hoạt động của hệ thống phòng không Patriot nào cả.

Tin tốt cho Ukraine là các nước Romania, Đức, Mỹ và Hà Lan, mỗi nước đều sẽ cung cấp cho Ukraine thêm một tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot, đặc biệt là những hệ thống do Mỹ cung cấp, được triển khai ở Ba Lan và ước tính đã được chuyển giao. Trong khi Italy cũng sẽ cung cấp một tiểu đoàn SAMP-T, có hiệu suất tương đương với Patriots PAC-2.

Tin tốt cho Ukraine là các nước Romania, Đức, Mỹ và Hà Lan, mỗi nước đều sẽ cung cấp cho Ukraine thêm một tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot, đặc biệt là những hệ thống do Mỹ cung cấp, được triển khai ở Ba Lan và ước tính đã được chuyển giao. Trong khi Italy cũng sẽ cung cấp một tiểu đoàn SAMP-T, có hiệu suất tương đương với Patriots PAC-2.

Trên thực tế, UAV của Ukraine thỉnh thoảng cũng quấy rối các căn cứ sân bay này của Nga. Tuy nhiên, do tải trọng vũ khí nhỏ và thiếu độ chính xác, nên sức công phá của chúng bị hạn chế. Cho dù chúng có thể tiêu diệt một số máy bay chiến đấu, thì đó cũng chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.

Trên thực tế, UAV của Ukraine thỉnh thoảng cũng quấy rối các căn cứ sân bay này của Nga. Tuy nhiên, do tải trọng vũ khí nhỏ và thiếu độ chính xác, nên sức công phá của chúng bị hạn chế. Cho dù chúng có thể tiêu diệt một số máy bay chiến đấu, thì đó cũng chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.

Vũ khí sử dụng tấn công các sân bay và các mục tiêu tương tự khác, chỉ có tên lửa đạn đạo lục quân ATACMS, được trang bị đầu đạn chùm là vũ khí thực sự hiệu quả; còn tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow không phù hợp với loại mục tiêu này. Lưu ý là tên lửa ATACMS là vũ khí mà Ukraine sử dụng phá hủy 15 tổ hợp S-300/400 của Nga ở Crimea. (Nguồn ảnh: Wikipedia, RT, CNN).

Vũ khí sử dụng tấn công các sân bay và các mục tiêu tương tự khác, chỉ có tên lửa đạn đạo lục quân ATACMS, được trang bị đầu đạn chùm là vũ khí thực sự hiệu quả; còn tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow không phù hợp với loại mục tiêu này. Lưu ý là tên lửa ATACMS là vũ khí mà Ukraine sử dụng phá hủy 15 tổ hợp S-300/400 của Nga ở Crimea. (Nguồn ảnh: Wikipedia, RT, CNN).

Tiến Minh (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-atacms-cua-ukraine-chi-co-the-bat-luc-dung-nhin-su-34-2007199.html