Tàu sân bay Mỹ sẽ phải giữ khoảng cách với tuần dương hạm hạt nhân Nga nếu không muốn lọt vào tầm hỏa lực mạnh của đối phương, kết luận này đã được các chuyên gia quân sự từ Trung Quốc chia sẻ.
Hiện tại, hạm đội Nga chỉ có một số chiến hạm lớn thực sự được sử dụng, và một trong những chiếc gây ấn tượng nhất trong số đó là tàu tuần dương hạt nhân Peter Đại đế lớp Kirov nổi tiếng.
Việc chế tạo con tàu bắt đầu ngay từ thời kỳ bình minh của sự tồn tại Liên bang Xô Viết, tuy nhiên nó chỉ được hoàn thành vào giữa những năm 1990. Cách đây một thời gian, một chiến hạm như vậy của Hải quân Nga đã được gửi đến đi sửa chữa và hiện đại hóa sâu.
Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, tàu sân bay của Hải quân Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn trước tàu tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Nga sau khi nó hoạt động trở lại, nhận xét này được đưa ra bởi tờ Sohu.
Ấn bản tiếng Trung nhấn mạnh: “Lượng choán nước đầy tải của tàu tuần dương hạt nhân Peter Đại đế là 24.000 tấn, khiến nó trở thành một trong những con tàu lớn nhất thế giới, chỉ sau tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công".
Chiếc Peter Đại đế được chế tạo như một phần thuộc dự án hoành tráng của Liên Xô mang mã định danh 1144.2 Orlan. Trong toan tính của mình, Moskva muốn có được một số tàu chiến khổng lồ với vũ khí mạnh mẽ đủ sức chống lại tàu sân bay Mỹ trên đại dương.
Đầu ra mang lại cho họ những con tàu thực sự khổng lồ, trên tàu có một kho vũ khí cực lớn và đa dạng nhất. Đặc biệt, chiếc Peter Đại đế có tên lửa hành trình Granit, pháo hải quân 130 mm, một số hệ thống phòng không, ống phóng ngư lôi và tới vài máy bay trực thăng.
Con tàu có chiều dài 252 mét, chiều rộng 28,5 mét, mớn nước 9,1 mét và tầm hoạt động hầu như không giới hạn, chỉ phụ thuộc vào lương thực mang theo. Sau khi hiện đại hóa, chiếc Peter Đại đế sẽ còn trở nên mạnh mẽ hơn.
Các chuyên gia gợi ý rằng hệ thống tên lửa siêu thanh Zircon, tên lửa hành trình Calibre và Onyx, cùng vũ khí phòng không mới sẽ được triển khai trên đó. Sau khi cập nhật, ngay cả hàng không mẫu hạm Mỹ cũng sẽ phải dè chừng chiến hạm đã cao tuổi của Nga.
Các chuyên gia đến từ Trung Quốc cho rằng: “Hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ không thể chịu được đòn tấn công trực diện từ tàu tuần dương hạt nhân Peter Đại đế của Nga".
Hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ phải cố gắng tránh chạm trán với tàu Peter Đại đế, bởi vì chiến hạm Nga là mối đe dọa lớn đối với họ, đối phương sẽ giữ khoảng cách an toàn tối đa với con tàu này.
Nhưng bên cạnh đó cũng có nhận xét cho rằng kể cả được nâng cấp, Peter Đại Đế cũng không thể tạo ra chiều sâu tấn công và phòng thủ cực kỳ chặt chẽ lên tới 1.500 km như tàu sân bay Mỹ.
Với sự hạn chế của đường chân trời vô tuyến điện từ, tên lửa chống hạm siêu thanh Nga khó mà bắn chính xác ngoài cự ly 50 km nếu độc lập tác chiến, trong khi hàng không mẫu hạm Mỹ nhờ máy bay E-2D cũng như F/A-18E/F vẫn đủ sức tấn công tầm xa.
Do vậy, thực tế sẽ phải ngược lại với những gì được tờ báo Trung Quốc đưa ra, đó là tuần dương hạm hạt nhân Nga ở thế phòng thủ và cố gắng tránh xa tàu sân bay Mỹ.
Bạch Dương