Tăng cường giải pháp hạn chế thiệt hại do sâu bệnh

Thời tiết trong những ngày qua mưa nắng xen kẽ, là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại trên các trà lúa.

Cán bộ Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật kiểm tra sâu bệnh gây hại lúa mùa trên địa bàn thị trấn Đu (Phú Lương).

Cán bộ Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật kiểm tra sâu bệnh gây hại lúa mùa trên địa bàn thị trấn Đu (Phú Lương).

Thời tiết trong những ngày qua mưa nắng xen kẽ, là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại trên các trà lúa. Cụ thể: Rầy các loại có mật độ trung bình 300-500 con/m2, bệnh khô vằn tỷ với lệ bệnh trung bình 3-8% dảnh bị hại; sâu cuốn lá nhỏ với mật độ trung bình 5-10 con/m2; sâu đục thân có tỷ lệ hại trung bình 1-1,4% dảnh bị hại. Ngoài ra, trên cây lúa còn xuất hiện bệnh vàng lá, bọ xít dài, chuột… gây hại cục bộ.

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch hại để phòng trừ kịp thời, đúng thời điểm.

Cụ thể, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, bà con sử dụng các loại thuốc: Sutin 5EC, 50SC, Chersieu 50WG, Applaud 25WP, Florid 700WP… Đối với sâu cuốn lá nhỏ, bà con sử dụng các loại thuốc: Comda gold 5WG; Clever 150SC, 300WG; Sherzol 205EC... Còn đối với bệnh khô vằn, bà con sử dụng các loại thuốc đặc hiệu: Validacin 5SL; Tilt Super 300EC; Saizole 5SC; Sagograin 300EC... để phun phòng trừ. Sau khi phun thuốc từ 5-7 ngày, nếu bệnh chưa dừng, bà con phải tiến hành phun lại.

Nguồn Thái Nguyên: https://baothainguyen.vn/kinh-te/nong-nghiep/202309/tang-cuong-giai-phap-han-che-thiet-hai-do-sau-benh-a916e81/