Chính phủ ban hành Nghị quyết 192/NQ-CP về việc gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ đúng quy định, pháp luật, không để xảy ra tiêu cực.
Chính phủ quyết nghị gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) đến hết ngày 31/12/2024.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 20.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV.
Xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thời gian qua, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức thực hiện, đẩy mạnh cải cách trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, Kho bạc Nhà nước đã đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, thực chất trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.
Đại biểu Quốc hội đánh giá vẫn còn nhiều trường hợp trả lời cử tri một cách chung chung, chưa cụ thể, chưa thể hiện hết trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.
Tài xế có thể yêu cầu thay ống thổi nồng độ cồn mới, nhưng không được từ chối kiểm tra nồng độ cồn nếu CSGT không thực hiện.
Công tác kiểm tra văn bản là một trong những hoạt động nhằm kịp thời phát hiện, những văn bản về tài chính có chưa phù hợp với quy định pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, từ đó có giải pháp xử lý góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về tài chính nói riêng. Công tác này trong thời gian qua đã được Bộ Tài chính quyết liệt triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính.
Mục tiêu của Đề án đảm bảo 90-100% các câu hỏi và đề nghị tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật lao động của người lao động và người sử dụng lao động được tiếp nhận, hướng dẫn, trả lời.
Chiều 17/11, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị Triển khai áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thống kê và Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong việc xây dựng Luật Điện lực, nội dung về hoạt động mua bán điện cần nghiên cứu, xây dựng theo hướng thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường.
Chiều 17/11, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã làm việc với một số đơn vị thuộc Bộ về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ Công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023), chiều 17/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã tới thăm và chúc mừng Bộ Giáo dục & Đào tạo. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp đón Đoàn.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 17/11/2023 phê duyệt Đề án 'Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030'.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước luôn chủ động chuyển đổi số, cải cách hành chính trên tất cả các mặt công tác. Nhờ đó đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực dự trữ quốc gia.
Theo Thủ tướng, hoạt động mua bán điện cần nghiên cứu, xây dựng theo hướng thị trường cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường.
Thủ tướng nhấn mạnh, cần có cơ chế huy động các nguồn lực, xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng các công trình điện lực, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý các bộ, ngành nâng cao chất lượng, kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng, ban hành văn bản; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng pháp luật.
Về xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi), Thủ tướng nêu rõ việc phát triển điện lực phải bảo đảm an ninh năng lượng, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các bộ, ngành việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ngày 17/11, tại Hội trường Diên hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 62 điểm cầu Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Các doanh nghiệp kinh doanh, sử dụng hóa chất cần nắm các quy định pháp luật cũng như tăng cường quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp, hóa chất.
Sáng 17/11, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm 'Trao đổi, giải đáp vướng mắc về lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Trung ương'. Ông Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật chủ trì Tọa đàm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đột phá chiến lược về xây dựng, hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, mang ý nghĩa nền tảng, tạo khung khổ pháp lý để khơi thông, giải phóng, huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển KTXH nhanh, bền vững.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan chuẩn bị từ sớm, từ xa cho các hoạt động giám sát năm tới.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường vừa ký trờ trình gửi Thường trực HĐND TP đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức hỗ trợ chi phí thuê nhà ở tạm cư cho hộ gia đình, cá nhân trong thời gian chờ bố trí nhà ở, đất ở tái định cư trên địa bàn.
Chiều 16/11, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng Đoàn công tác liên ngành đã làm việc cùng lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn về kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) tại tỉnh Lạng Sơn
Chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024 nhằm góp phần tiếp tục đổi mới, tạo dấu ấn, lan tỏa cảm hứng hành động, sáng tạo, chuyên sâu trong hoạt động giám sát, qua đó giám sát đúng và trúng, chỉ rõ địa điểm, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và kiến nghị, đề xuất sửa đổi chính sách, pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước.
Giám sát là một trong ba chức năng cơ bản của Quốc hội. Chất lượng của hoạt động giám sát có tác động lớn đến chất lượng của hoạt động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi 'tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng'.
Những ngày qua báo chí và dư luận quan tâm việc Thanh tra huyện Hướng Hóa ban hành các thông báo khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024, gửi một số trường học trên địa bàn.
Sáng 17/11, tại Nhà Quốc hội, phát biểu kết luận Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tiếp nối thành công của năm 2021, 2022, đây là hội nghị lần thứ ba trong nhiệm kỳ Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị triển khai chương trình giám sát, trong đó có đánh giá kết quả của năm trước và triển khai kế hoạch của năm tới; đồng thời nêu rõ, qua thực tiễn chứng minh cách thức tổ chức hội nghị toàn quốc này có hiệu quả cao, thống nhất nhận thức, thống nhất hành động và nhận thức được rõ những gì cần phải làm để cho kết quả giám sát của Quốc hội ngày càng được tốt hơn.
Dự thảo báo cáo trên cơ sở Kế hoạch số 35-KH/BCĐTW, ngày 7/8 của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC), kiểm tra công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTC thành pháp luật của Nhà nước đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định.
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư cơ sở thuê, trọ là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện theo đúng quy định trên địa bàn TP.HCM…
Chiều 15/11, tại Lạng Sơn, Bộ Tư pháp tổ chức 'Hội thảo kết quả rà soát và giải pháp xử lý văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phục vụ triển khai Đề án 06' do ông Hoàng Xuân Hoan, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp và lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn đồng chủ trì hội thảo.