Thời điểm này, bà con diêm dân tỉnh Bạc Liêu đang tất bật tu sửa, cải tạo lại mương nước ô muối, chòi canh… để bước vào vụ mới mang theo nhiều niềm vui, hy vọng trúng mùa, được giá.
Diêm dân trên địa bàn các huyện Đông Hải, Hòa Bình của tỉnh Bạc Liêu đang tất bật chuẩn bị cho vụ sản xuất niên vụ mới. Với tín hiệu lạc quan từ năng suất của niên vụ năm trước và tình hình thời tiết bắt đầu thuận lợi cho sản xuất, diêm dân Bạc Liêu càng có thêm động lực để tiếp tục duy trì nghề làm muối truyền thống.
Thời điểm này những năm trước, trên những cánh đồng muối ở Bà Rịa - Vũng Tàu, bà con diêm dân đã bắt đầu thu hoạch muối của niên vụ muối mới. Nhưng năm nay, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa trái mùa, thời tiết lạnh, không có nắng nên hiện mới chỉ có lác đác vài diêm dân ra đồng dọn ruộng, còn lại đều trong cảnh im ắng, đìu hiu.
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Tiền thân từ một tổ sản xuất muối tự phát, Hợp tác xã (HTX) muối Thanh Phong, xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam đã từng bước trở thành chỗ dựa vững chắc, giúp diêm dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập bằng nghề làm muối truyền thống...
Vòng quay của nghề muối đôi khi chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày, từ tờ mờ sáng cho đến công đoạn cuối cùng là đợi muối kết tinh. Vất vả, phụ thuộc vào thời tiết, cùng với đó giá thành hạt muối ngày càng rẻ nhưng diêm dân vẫn không nỡ quay lưng bỏ nghề, mà quyết tâm bám trụ đến cùng..., nhất là khi thời điểm này đã là vụ muối cuối mùa.
Nhờ nhanh nhạy nắm bắt xu thế của thị trường, một diêm dân ở Bạc Liêu đã kiếm được hàng tỉ đồng mỗi năm từ nghề sản xuất muối truyền thống.
Khởi nghiệp từ nghề truyền thống của gia đình, ông Phan Văn Phúc khai phá nhiều đất đai hoang hóa để làm muối. Chính hạt muối đã giúp ông thoát khỏi cảnh đời cơ cực, thu lãi hàng tỷ đồng mỗi vụ muối.
Lao động cực nhọc mà giá bán muối thấp, thu nhập không đủ nuôi sống gia đình nên càng ngày càng nhiều diêm dân không còn mặn mà với nghề làm muối. Phần lớn lao động hiện nay là người trung tuổi, người già gắn bó lâu năm với nghề. Lực lượng lao động chính là thanh niên hầu hết đều đi tìm công việc làm khác.
Làm sao để nâng tầm giá trị hạt muối, giúp diêm dân sống 'khỏe' với nghề luôn là nỗi trăn trở của những người dành tình yêu cho hạt muối Bạc Liêu.
Nghề muối từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Bạc Liêu. Với bờ biển dài 56km và điều kiện khí hậu thuận lợi, tỉnh Bạc Liêu nổi tiếng là một trong những vùng sản xuất muối hàng đầu của Việt Nam.
Đang vào giữa vụ muối nhưng mưa lớn kéo dài, dẫn đến nước ngọt ngập ruộng. Cánh đồng muối từng rất nhộn nhịp vào mùa nắng nóng, nay vắng người làm muối.
Vụ muối năm nay thời tiết không ủng hộ, giá muối xuống thấp, các diêm dân tại nơi sản xuất muối lớn nhất tỉnh Nam Định còn phải đối diện với khó khăn mới khi không được lấy cát biển để làm muối. Diêm dân đang mong chờ các cấp chính quyền có phương án hỗ trợ để họ yên tâm bám nghề, ổn định cuộc sống.
Nghề làm muối ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) có truyền thống hàng trăm năm. Để làm ra được những hạt muối trắng tinh, các diêm dân phải tranh thủ thời điểm nắng nóng đỉnh điểm để 'phơi' muối.
Nắng 40 độ C tưởng như vắt kiệt sức người, nhưng với diêm dân đó là lúc họ ra đồng ruộng, từng hạt muối được chắt lọc công phu xen lẫn những giọt mồ hôi chát mặn. Với họ, nắng chính là đặc ân mà thiên nhiên đã ban tặng để vụ muối thêm bội thu.
Nghề làm muối từ lâu đã gắn liền với cuộc sống của người dân khu vực Hòn Khói, thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là một trong những nơi sản xuất muối quan trọng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Vụ muối năm nay, bên cạnh niềm vui được mùa, diêm dân cũng đối mặt với nhiều nỗi lo khi giá muối liên tục giảm, khiến cuộc sống thêm phần bấp bênh.
Nhờ thời tiết thuận lợi nên các cánh đồng muối ở xã An Ngãi (huyện Long Điền) kết tinh muối tốt. Diêm dân kỳ vọng được giá để ổn định thu nhập.
Bạc Liêu là địa phương có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước, tuy nhiên do phương thức sản xuất lạc hậu, nhỏ lẻ nên năng suất, chất lượng muối chưa cao. Do đó, thu nhập của người làm muối chưa đáp ứng kỳ vọng.
Bạc Liêu là địa phương có diện tích muối lớn của cả nước với gần 1.400ha. Tuy nhiên, phương thức sản xuất lạc hậu, nhỏ lẻ khiến năng suất, chất lượng muối không cao, thu nhập của người làm muối rất thấp.
Nắng nóng kéo dài nhiều tháng nay thuận lợi cho nghề sản xuất muối ở Thanh Phong, thôn ven biển xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam. Nhờ vậy, diêm dân ở đây có thêm thu nhập khá từ nghề truyền thống này.
Gương mặt đen sạm vì nắng, vì hơi muối của diêm dân Phạm Thiến đượm buồn khi nói về vấn đề giá trong lúc thời tiết thuận lợi, muối có sản lượng cao.
Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt, các ruộng muối ở làng Phú Lộc (Quảng Bình) đạt năng suất cao nhưng giá bán lại xuống thấp, khiến diêm dân rơi vào nghịch cảnh 'được mùa, mất giá'.
Mặc dù thời tiết năm nay thuận lợi, năng suất muối đạt khá cao nhưng giá muối giảm mạnh nên diêm dân Bến Tre không có lãi.
Năm rồi muối được giá, diêm dân có lãi nên năm nay ở các cánh đồng muối Tuyết Diêm (xã Xuân Bình), Lệ Uyên, Trung Trinh (xã Xuân Phương, TX Sông Cầu), bà con phấn khởi bước vào vụ sản xuất mới.
Muối Bạc Liêu từ lâu đã rất nổi tiếng và nghề làm muối ở đây cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Dù vậy, từ bao đời nay, diêm dân vẫn chưa thể làm giàu từ hạt muối do vòng luẩn quẩn được mùa-mất giá, được giá-mất mùa. Trước thách thức mà nghề muối tỉnh Bạc Liêu đang gặp phải, thời gian qua, cùng với nỗ lực bám nghề của diêm dân, các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương đã đề ra nhiều giải pháp để nâng tầm hạt muối.
Hiện nay, diêm dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang bước vào thu hoạch vụ muối chính vụ. Mặc dù thời tiết năm nay thuận lợi, nắng nhiều, năng suất muối đạt khá cao nhưng giá muối giảm mạnh nên diêm dân không có lãi. Hiện giá bán muối tại ruộng từ 45.000 - 50.000 đồng/giạ (45 kg), giảm 50% so với cùng kỳ.
Tại tỉnh Bạc Liêu, niềm vui bội thu vụ muối nhanh chóng tan biến khi giá muối rớt thê thảm, khiến diêm dân tại đây 'méo mặt' lo âu.
Thời điểm này, diêm dân làng muối Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, bận rộn chăm sóc ruộng muối. Dù vất vả nhưng mọi người phấn khởi, vì từ cuối năm 2021, sản phẩm 'Muối trắng Tân Thuận - Ðầm Dơi' đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, đây là công cụ pháp lý quan trọng giúp bảo vệ danh tiếng sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị hạt muối, để đời sống diêm dân được ổn định.
Vụ muối năm 2024 ở các địa phương như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu…thuận lợi. Tuy nhiên, giá muối thấp chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước trong khi chi phí tăng cao khiến nhiều người không có lãi.
Biến phế phẩm trong sản xuất muối thành sản phẩm chất lượng cao, CEO Công ty TNHH ABACA không chỉ giúp diêm dân có thêm thu nhập mà còn tạo sự khác biệt cho sản phẩm trên thị trường muối Việt Nam.
Nghề làm muối tại các tỉnh ven biển vốn là cơ hội vô cùng màu mỡ để bà con thoát nghèo. Song, nhiều năm trở lại đây, giá muối chạm đáy khiến nhiều diêm dân không còn thiết tha với việc 'bán mặt cho đất, bán lưng cho trời' trên ruộng muối. Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức để khoa học công nghệ tham gia vào sản xuất nhằm đưa nghề truyền thống trở lại vị trí vốn có như nhiều năm về trước.
Cách TPHCM chưa đầy 100km, rộng muối Long Điền (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) được nhiều du khách tìm đến trong thời gian gần đây. Với khung cảnh ấn tượng khi nhìn từ trên cao, ruộng muối này cũng đã được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam' năm 2023.
Từ đầu năm đến nay, các hộ làm muối ở ấp Lưu Hoa Thanh thu hoạch ổn định, đạt năng suất cao. Song hiện giá muối giảm tới 30% khiến diêm dân 'đứng ngồi không yên'.
Nghề làm muối ở Bạc Liêu đã hình thành cách đây hơn thế kỷ. Hạt muối gắn bó với đời sống lao động sản xuất của người dân địa phương qua nhiều thế hệ. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng diêm dân luôn quyết bám nghề với hy vọng nghề muối rồi sẽ thuận lợi, phát triển bền vững.