Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/01, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3 trên sàn ICE US tăng nhẹ 0.17%, chấm dứt chuỗi 3 phiêm giảm liên tiếp từ đầu năm mới đến nay. Giá tăng mạnh từ đầu phiên, nhưng lực cản mạnh tại mức kháng cự 123 cents như chúng tôi phân tích trước đó đã tạo lực bán lớn, khiến cho giá quay đầu giảm trở lại cho đến tận cuối phiên.
Áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là một hành động đúng đắn, minh bạch và phù hợp thông lệ quốc tế để bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa cùng loại nhập khẩu.
Ngành mía đường trong nước đang đối diện với cú sốc từ thị trường thế giới sau khi Việt Nam thực hiện cam kết ATIGA...
Đường giá rẻ, nhập lậu, gian lận thương mại, đặt biệt từ Thái Lan đang 'ép' ngành đường trong nước. Bộ Công Thương cho biết, dựa trên những bằng chứng cáo buộc được đưa ra, cơ quan này đang điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong tiếp tục đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Công Thương, trong 10 tháng năm 2020, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh, lên đến 884.285 tấn, lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/11, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng điểm, với việc giá cà phê thế giới tăng mạnh nhờ những lo ngại về thời tiết khô hạn tại Brazil, quốc gia có sản lượng cà phê số một thế giới.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12 trên sàn New York tiếp tục tăng nhẹ trong ngày hôm qua, với mức tăng 0.48% lên mức 116.2 cents/pound
Lợi dụng việc Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, thời gian qua nổi lên tình trạng hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Nhờ sự tập trung chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, chủ công là Cục Kiểm tra sau thông quan hàng loạt vụ vi phạm gian lận xuất xứ đã được điều tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Trung Quốc vừa hạn chế nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Úc khi quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng.
Hôm thứ Ba 18-8, Trung Quốc cho biết đã bắt đầu điều tra chống bán phá giá đối với rượu vang nhập khẩu của Úc, một động thái bị coi là có động cơ chính trị sau khi Úc kêu gọi điều tra nguồn gốc Covid-19.
Với việc chính thức áp đặt bổ sung các mức thuế (bao gồm các sắc thuế: Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp xuất khẩu) của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nhiều mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ khi chiến tranh thương mại Mỹ -Trung xảy ra; Mức thuế bổ sung đánh vào hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc từ 7,5 – 285% tùy theo từng mặt hàng dẫn đến sự chênh lệch về thuế giữa hàng hóa từ Việt Nam và hàng hóa từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.
Tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Robert Azevedo sẽ rời nhiệm sở vào cuối tháng 8, sớm một năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Đằng sau sự từ chức đột ngột này là sự bối rối trong vận hành chức năng của WTO.
Nhiều doanh nghiệp đã có các hành vi gian lận xuất xứ để được hưởng ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu. Hàng loạt mặt hàng, doanh nghiệp đã bị hải quan vạch trần thủ đoạn.
Tổng cục Hải quan cho biết, lợi dụng ưu đãi thuế quan của Việt Nam được hưởng đối với các nước ký kết hiệp định, thời gian qua đã nổi lên vấn đề lợi dụng xuất xứ Việt Nam để được hưởng ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu. Dù ngành hải quan đã triển khai chuyên đề chống gian lận xuất xứ, nhưng diễn biến vẫn phức tạp.
Việc Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại ưu đãi thuế quan (FTA) vừa góp phần thu hút đầu tư FDI từ nước ngoài, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý. Trong đó, việc ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết.
Thời gian qua, toàn ngành Hải quan đã thực hiện kiểm tra, điều tra xác minh 76 vụ việc, phát hiện 24 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng xuất khẩu; phối hợp với Bộ Công an điều tra 1 vụ việc có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận xuất xứ, thu hơn 33 tỷ đồng.
Lợi dụng ưu đãi thuế quan của Việt Nam được hưởng đối với các nước ký kết hiệp định thương mại ưu đãi thuế quan, một số DN đã lợi dụng xuất xứ Việt Nam để được hưởng ưu đãi đối với các hàng hóa xuất khẩu. Từ kết quả kiểm tra giai đoạn 1, cơ quan hải quan sẽ tiếp tục mở rộng kiểm tra, xác minh hành vi gian lận xuất xứ đối với nhiều DN khác.
Tại cuộc họp báo chuyên đề về điều tra phòng chống gian lận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu tổ chức chiều nay 6-7, Tổng cục Hải quan báo động tình trạng vi phạm ngày càng gia tăng, đã phát hiện 24 vụ việc vi phạm, tịch thu được hàng chục ngàn sản phẩm, linh kiện, hàng hóa gian lận.
Ngày 6/7, Tổng cục Hải quan đã tổ chức họp báo về hoạt động kiểm tra, điều tra phòng, chống gian lận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu của ngành Hải quan.
Tại cuộc họp trực tuyến của tất cả các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới ngày 14/5, Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevêdo tuyên bố rằng ông sẽ từ chức vào ngày 31/8, rút ngắn nhiệm kỳ thứ hai trước một năm. Hành động này đã làm phức tạp thêm các vấn đề tại WTO, đặc biệt là khi các cuộc thảo luận nóng lên về sự cần thiết phải hướng nội nhiều hơn về nguồn cung thực phẩm.
Với diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tụt giảm doanh thu; rất cần sự hỗ trợ từ các cấp, ngành để vượt qua khó khăn.
Theo một thông báo gần đây của Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Trung Quốc, cùng với một số quốc gia khác, đã bị loại khỏi danh sách các quốc gia 'đang phát triển' của Mỹ và được coi là một quốc gia 'phát triển' khi nói đến thương mại quốc tế. Mỹ cũng thu hồi các ưu đãi đặc biệt của mình cho danh sách các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bao gồm cả Brazil, Ấn Độ, Indonesia và Nam Phi.
Theo The New York Times, cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) vừa thông báo, Washington đã thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển, nhất là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), để giảm ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra của Mỹ về việc liệu những nước này có gây tổn hại tới các ngành công nghiệp Mỹ đối với việc trợ cấp xuất khẩu hay không.
Với quyết định trên, Mỹ đã xóa bỏ các ưu đãi của nước này đối với một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ đang phát triển, tự coi là nước đang phát triển hoặc được công nhận là nước đang phát triển.
Ngày 11/2, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo chính quyền Mỹ đã thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất để giảm ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra của Mỹ về việc liệu các nước này có gây tổn hại tới các ngành công nghiệp Mỹ với việc trợ cấp xuất khẩu không công bằng hay không.
Sau 25 năm hoạt động, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một sân chơi thương mại công bằng cho các nước thành viên.
Một bài viết trên tờ WSJ đã đặt ra câu hỏi liệu trật tự thương mại thế giới có đang chuẩn bị sụp đổ với việc Mỹ ngăn cản bổ nhiệm nhân sự cho cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại?
Dựa trên khiếu nại của Mỹ, hội đồng giải quyết tranh chấp của WTO đã xác định rằng các khoản trợ cấp xuất khẩu của Ấn Độ không phù hợp với yêu cầu của WTO. Ấn Độ đã kháng cáo quyết định này. Do tình trạng gần như tê liệt của cơ quan phúc thẩm WTO - khi hai trong số ba thẩm phán sẽ hết nhiệm kỳ vào ngày 10/12 – nên quá trình giải quyết tranh chấp có thể sẽ kéo dài.
Cần chiến lược để 'lội ngược dòng'...
Theo nhiều chuyên gia kinh tế cấp cao thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các quốc gia không nên lạm dụng chính sách nới lỏng tiền tệ để cứu nền kinh tế.