Vào thời kỳ nhà Thanh đoạt được quyền lực từ nhà Minh trên đất Trung Hoa, năm 1679 khoảng 3.000 người tướng sĩ nhà Minh cùng 50 chiến thuyền đã đến miền Đàng Trong xin quy thuận chúa Nguyễn. Được chúa Nguyễn cho phép, một nửa theo tướng Trần Thượng Xuyên đến trấn Biên Hòa để lập nghiệp. Họ tìm thấy Cù lao phố: Nằm biệt lập giữa lòng con sông Đồng Nai, một hòn đảo lớn chia dòng nước làm hai. Họ dựng lên phố xá, bến cảng, thu hút tàu thuyền từ các xứ Trung Hoa, Nhật Bổn, Chà Và… đến giao thương vô cùng đô hội, thịnh vượng bậc nhất phương Nam lúc bấy giờ.
Một nơi là điểm đầu của Đông Nam Bộ, một nơi là vùng đất cực Tây của Nam Bộ, cách đây hơn 300 năm khi giao thông còn nhiều trắc trở, phương tiện di chuyển thô sơ, để vượt khoảng cách 400km từ Đồng Nai đến Hà Tiên phải mất hơn nửa tháng. Ấy vậy mà trong hành trình mở cõi của đất nước, giữa Đồng Nai và Hà Tiên đã có những mối lương duyên khắng khít.
>>> Bài 1: Tuổi thơ bình dân, trưởng thành vinh hiển
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quận Phú Nhuận sẽ triển khai thực hiện công trình Đường cờ Tổ quốc tại tất cả các tuyến đường dẫn vào 10 di tích lịch sử và địa chỉ đỏ của quận.
Nhơn Trạch là vùng đất mang nhiều đặc trưng của vùng sinh thái ngập mặn, giao hòa giữa vùng đồng bằng sông rạch và cửa biển Đồng Nai. Những đặc trưng của đất và nước hòa quyện đã tạo nên những sản vật phong phú, có bề dày văn hóa, trong đó nổi bật là trà Phú Hội.
Tân Bình là một trong những vùng đất có bề dày truyền thống cách mạng của TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ngày nay, trên vùng đất này vẫn còn đó những di tích lịch sử gắn liền với truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha ông trong hai cuộc kháng chiến. Một trong những dấu xưa lịch sử đó là di tích Mả 35.
Trong thời gian trị vì của mình, vua Gia Long đã phong Hoàng hậu cho hai bà phi của ông. Bà đầu tiên là chánh thất Tống Thị Lan (1761-1814) được phong hoàng hậu khi đang tại thế. Bà Tống Thị Lan sinh ra Hoàng tử Cảnh. Sau khi bà mất, Gia Long lại phong hoàng hậu cho một bà phi họ Trần, bà này về sau sinh ra Nguyễn Phúc Đảm, tức vua Minh Mạng.
Sáng 30-12, UBND TP.Biên Hòa đã tổ chức Lễ công bố quyết định và trao bằng công nhận di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật đình Phước Lư, P.Quyết Thắng.
Năm 2020, Đồng Nai có 2 di tích được công nhận di tích cấp tỉnh gồm: đình Phước Lư và đình Bình Thiền (TP.Biên Hòa), nâng tổng số di tích xếp hạng trên địa bàn tỉnh lên 59 di tích. Nhiều di tích được trùng tu, xếp hạng, thu hút du khách, nhất là người trẻ đến tham quan, học tập.
Thác Trị An là một bậc thềm làm cho dòng chảy Đồng Nai hiền hòa phía hạ lưu, ôm lấy những cù lao, xuyên qua những làng quê, phố phường. Khúc sông chảy qua TP.Biên Hòa một thời có tên là Sông Phố có hai ngọn núi khá nổi tiếng: Bửu Long và Châu Thới (vốn trước thuộc địa phận Biên Hòa).
Ông là người tinh thông võ nghệ, binh thư, được người thời bấy giờ xưng tụng là một trong ba 'Gia Định Tam Hùng'. Vậy ông là ai?
Sáng 31/12, tại Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố năm 2019 cho 5 công trình kiến trúc.