Chiều 10/11, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức khai mạc sự kiện 'Sáp ong - Sắc chàm' với sự tham gia của các nghệ nhân dân tộc Mông và dân tộc Dao cùng đông đảo công chúng quan tâm.
Từ chiều ngày 10/11 đến hết 11/11, công chúng Thủ đô và du khách tham quan có cơ hội hòa mình vào không gian 'Sáp ong - Sắc chàm' tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án 8 về 'thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em', sáng 10/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Thắng đã tổ chức chương trình giao lưu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác truyền thông về bình đẳng giới.
Đời người có hai tập tục được xem là quan trọng nhất là hôn lễ và tang lễ. Trong khi hôn lễ, cùng với các nghi lễ của 'sự sống' được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước chọn khai thác thì đề tài về tang lễ - đại diện cho 'sự chết' lại có phần khiêm tốn hơn. Trong số ít các cuốn sách đề cập đến tập tục này, 'Tang lễ của người An Nam' được coi là công trình công phu và toàn diện nhất.
'Tang lễ của người An Nam' họa lại bức tranh toàn diện và vô cùng sống động về nghi thức tổ chức lễ tang của người Việt vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, thông qua góc nhìn, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của Gustave Dumoutier, một học giả phương Tây am tường về Việt Nam.