Đảm bảo an toàn dịch bệnh - hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi

Chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân ở Thái Nguyên. Tuy nhiên, để chăn nuôi phát triển bền vững thì việc đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi đóng vai trò quan trọng.

Đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi

Trong bối cảnh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang ngày càng diễn biến phức tạp, việc đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đảm bảo lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Toàn tỉnh có 26 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh

Tính đến tháng 6/2025, toàn tỉnh có 26 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn các loại dịch bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn (cổ điển), dịch tả lợn châu Phi, tụ huyết trùng, lao bò, sảy thai truyền nhiễm, xoắn khuẩn, cúm gia cầm và bệnh newcastle.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, huyện Mường Tè khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân vùng cao, biên giới đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tập trung. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Siết chặt quản lý kinh doanh thuốc thú y

Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, hiện nay, hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn tỉnh được mở rộng. Do vậy, nhu cầu sử dụng thuốc thú y của các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi để phòng, trị bệnh cho vật nuôi cũng tăng cao. Để bảo vệ quyền lợi cho người chăn nuôi, ngành nông nghiệp và các ngành chức đã tăng cường công tác quản lý kinh doanh, buôn bán thuốc thú y trên địa bàn.

Huyện Yên Mô bàn giao bò sinh sản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Sáng 16/6, UBND huyện Yên Mô tổ chức giao bò sinh sản cho đại diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc các xã Yên Đồng, Yên Mỹ, Yên Từ, Yên Lâm, Yên Thái.

Các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt

Sáng 16-6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tổ chức Hội nghị tổng kết các chương trình và kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng và dịch tả lợn châu Phi.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Toàn tỉnh hiện có 524.860 con trâu, bò; trên 652.000 con lợn và khoảng 8,35 triệu con gia cầm. Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản đang tích cực phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững cho ngành chăn nuôi.

Phù Yên chủ động phòng chống, dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Với tinh thần phòng hơn chống, các cơ quan chuyên môn của huyện Phù Yên chủ động hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp ngăn chặn các dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn vật nuôi.

Chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết bất lợi

Tại tỉnh Kiên Giang nói riêng, miền Tây nói chung đang là thời điểm giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa, thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa dầm thay đổi nhiệt độ đột ngột gây ảnh hưởng, bất lợi đến nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân. Trước tình hình trên, ngành chăn nuôi - thú y tỉnh và người chăn nuôi tích cực triển khai các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi.

Ngăn ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm mùa nắng nóng

Ngành chăn nuôi và các địa phương trong tỉnh Hải Dương đã chủ động nhiều giải pháp như tiêm phòng vaccine, vệ sinh, gia cố chuồng trại, chăm sóc và quản lý đàn vật nuôi để phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại do thời tiết bất lợi mùa nắng nóng gây ra.

Giá heo hơi ngày 12/5/2025: Giảm nhẹ ở miền Nam và Nam Trung Bộ

Ngày 12/5/2025, giá heo hơi tại khu vực miền Nam và Nam Trung Bộ ghi nhận mức giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại một số địa phương.

Tiến độ và tỉ lệ tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi chưa đạt yêu cầu

Hôm nay 6/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tập trung tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Trong đó nêu rõ tiến độ và tỉ lệ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm chưa đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch là do các địa phương chậm cung ứng vắc xin nguồn đối ứng 50% kinh phí địa phương. Đặc biệt, với công tác tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó mèo, hiện tỉ lệ tiêm phòng so với tổng đàn còn rất thấp.

Chăn nuôi theo hướng tập trung

Đồng hành cùng người chăn nuôi, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Sơn La đã tích cực hỗ trợ nhân dân phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, từng bước chuyển đổi mô hình chăn nuôi truyền thống sang hướng hiện đại và bền vững.

Hoàn thành tiêm phòng đợt 1 cho đàn vật nuôi

Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 95 nghìn con trâu, bò; 620 nghìn con lợn và trên 17,5 triệu con gia cầm. Nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh, các địa phương trong tỉnh đã triển khai tiêm phòng vắc-xin đợt 1 cho đàn vật nuôi và hoàn thành trong tháng 4 vừa qua.

Tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp, nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi lan rộng

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỷ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 tại Hà Tĩnh vẫn còn đạt thấp, tiềm ẩn nguy cơ làm lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

Chủ động tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh những năm gần đây tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức do tác động của diễn biến thời tiết khó lường, nhất là mùa nắng nóng, các loại dịch bệnh ở động vật luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, lây lan. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi.

Mai Sơn phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc

Hiện nay, đang là thời điểm chuyển sang mùa nắng nóng, thời tiết thay đổi bất thường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho các loại dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn gia súc. Huyện Mai Sơn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho đàn gia súc phát triển.

Đảm bảo sinh kế, giúp người dân thoát nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn đã thực hiện tốt các chính sách dân tộc, giúp người dân có điều kiện vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Kiên quyết không để dịch bệnh lây lan

Ngành chăn nuôi là một trong những trụ cột quan trọng của kinh tế nông nghiệp tại Thái Nguyên nói riêng, cả nước nói chung. Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 47% giá trị sản xuất nội ngành Nông nghiệp của tỉnh. Do đó, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi trước những dịch bệnh nguy hiểm đóng vai trò rất quan trọng.

Hưng Yên: Phòng, chống dịch bệnh vụ xuân - hè cho gần 9,5 triệu con gia súc, gia cầm

Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến thất thường, là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi phát sinh và lây lan. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp và môi trường, các địa phương tích cực, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm (GSGC) vụ xuân - hè nhằm bảo vệ đàn vật nuôi, góp phần phát triển hoạt động chăn nuôi hiệu quả và bền vững.Toàn tỉnh đang chăn nuôi gần 9,5 triệu con GSGC. 3 tháng đầu năm, đàn vật nuôi phát triển ổn định, chưa phát hiện ổ dịch nguy hiểm. Tuy nhiên, một số bệnh thông thường trên đàn GSGC xảy ra ở một số địa phương như: Tiêu chảy, sưng phù đầu, phó thương hàn, cầu trùng, tụ huyết trùng… khiến trên 6,3 nghìn vật nuôi mắc bệnh, chết và xử lý trên 700 con.Ðể duy trì hoạt động chăn nuôi phát triển tốt, bảo đảm nguồn cung thực phẩm ra thị trường, ngay từ cuối năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) đã ban hành kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh GSGC và thủy sản vụ xuân - hè năm 2025. Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Chăn nuôi - Thú y, vụ xuân - hè năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch tiêm phòng cho trên 3,1 triệu con GSGC; trong đó, trên 373 nghìn con gia súc, gần 30 nghìn con chó, mèo và trên 2,7 triệu con gia cầm các loại. Thời gian tiêm phòng diễn ra từ ngày 6/3 đến 30/6.

Đồng Hỷ chú trọng phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi ở huyện Đồng Hỷ có sự chuyển đổi mạnh, từ quy mô nhỏ sang mô hình trang trại, sử dụng nhiều con giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hiện vẫn chiếm trên 90%, đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý và phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong nước nước nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng trong những tháng đầu năm 2025 và nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người dân và môi trường, nguồn cung thực phẩm, hôm nay 10/4, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng ký ban hành văn bản gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

15 tỷ đồng phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2025

Sở Nông nghiệp và Môi trường vừa phê duyệt dự toán 15 tỷ đồng phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2025 trên địa bàn.

Tổ chức tiêm phòng gia súc, gia cầm trên 18 xã, 5 thị trấn

Từ tháng 4 - 6/2025 và từ tháng 9 - 11/2025, huyện Đạ Huoai tổ chức tiêm phòng gia súc, gia cầm trên 18 xã và 5 thị trấn đối với các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn cổ điển, phó thương hàn, cúm gia cầm. Tiếp theo, từ tháng 5 - 6/2025, tiêm vắc xin phòng bệnh dại; tháng 6 - 7/2025 tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.

Mẹo đơn giản nhận biết thịt lợn tăng trọng, ai cũng nên biết

Để nhận biết thịt lợn có chứa chất kích thích tăng trưởng không dễ, phải tiến hành bằng các phương pháp hóa học. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn có thể chọn được những miếng thịt ngon thông qua cảm quan bề ngoài.

Cần đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1

Hà Tĩnh đang tập trung triển khai công tác tiêm vắc-xin đợt 1 năm 2025 cho đàn gia súc, gia cầm, góp phần đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo chân cán bộ thú y đi tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi

Những ngày tháng 3, thời tiết giao mùa, nắng - mưa thất thường, chúng tôi có dịp theo chân cán bộ thú y vùng cao đến từng thôn, vào nhà dân để tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi. Chứng kiến công việc của họ, chúng tôi cảm nhận được sự vất vả, cống hiến thầm lặng của những cán bộ thú y vùng cao.

Đức Thọ triển khai tiêm phòng cho hơn 99.000 vật nuôi đợt 1/2025

Các địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn vật nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.

Gần 151,8 tỷ đồng phòng, chống dịch bệnh động vật

Thống kê từ năm 2016 đến nay, tổng kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn toàn tỉnh gần 151,8 tỷ đồng. Cụ thể, đầu tư trang thiết bị chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật bao gồm: Hệ thống máy Elisa, máy ly tâm, nồi hấp tiệt trùng, micropipette, tủ lạnh, cân điện tử, kính hiển vi, máy đo đường huyết, máy đo dư lượng nitrat trên thịt, máy siêu âm xách tay, tủ lạnh, tủ ấm, máy cất nước, máy đo pH; sử dụng 261.383 lít hóa chất tiêu độc, khử trùng…

Tiêm phòng gia súc, gia cầm đạt trên 65%

Chiều 21/3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Huế sơ kết công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Xuân và triển khai Kế hoạch tiêm phòng vắc xin dại, quản lý chó, mèo nuôi và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ nuôi chó, mèo năm 2025.

Tập trung phòng, chống dịch bệnh trên trâu, bò

Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra trên trâu, bò với các dấu hiệu đặc trưng là tụ huyết, xuất huyết khắp cơ thể, vi khuẩn thường xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm, mưa, nắng thất thường. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, từ đầu tháng 2/2025, bệnh tụ huyết trùng xuất hiện trên đàn gia súc của xã Ba Lòng và Triệu Nguyên (huyện Đakrông) nhưng xảy ra tại xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong.

Dịch bệnh tụ huyết trùng trâu bò ở Đakrông đã được kiểm soát

Hôm nay 17/3, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị Nguyễn Phú Quốc cho biết dịch bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò thể cấp tính trên địa bàn huyện Đakrông đã cơ bản được kiểm soát.