Sớm cải tạo, nâng cấp những cây cầu bắc qua sông Châu ở Bình Lục

Trên địa bàn huyện Bình Lục có 3 cầu dân sinh bắc qua sông Châu nối hai huyện Bình Lục với Lý Nhân đó là: cầu Bồ Đề, cầu Chủ, cầu Vùa. Mỗi cây cầu có chiều dài khoảng 70m, rộng 2m và kết cấu dầm thép, trụ đỡ bê tông cốt thép, mặt cầu lát bằng tấm đan bê tông, kích thước cầu nhỏ, hẹp được xây dựng từ nhiều năm nay. Hiện tại, các cây cầu đã xuống cấp, lan can và mặt cầu hư hỏng, không đáp ứng yêu cầu lưu thông và có nguy cơ gây mất an toàn cho người cũng như phương tiện. Tuy nhiên, do khó khăn về vốn nên các cây cầu này chưa được quan tâm đầu tư xây dựng mới.

Duy Tiên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị

Thực hiện Đề án số 02/ĐA-UBND ngày 17/3/2021 của UBND thị xã Duy Tiên về phát triển nông nghiệp đô thị Duy Tiên theo hướng sinh thái giai đoạn 2021 – 2030, những năm qua, thị xã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển sản xuất.

Cú hích để Hà Nam bứt phá mạnh mẽ trên bản đồ du lịch Việt Nam

Trên mảnh đất vỏn vẹn 850km2 nhưng có tới 2.000 di tích lịch sử và 200 lễ hội, cùng vô số làng nghề truyền thống... Hà Nam chỉ cần một 'cú hích' để bứt phá về du lịch cũng như nâng tầm chất lượng sống.

Cần nâng cấp mạng lưới cung cấp nước sạch ở Bồ Đề

Hệ thống nước sạch tập trung ở xã Bồ Đề (Bình Lục) được đầu tư xây dựng từ năm 2004, đến năm 2006 chính thức hoạt động. Tổng mức đầu tư của công trình trên 5,2 tỷ đồng, trong đó vốn chương trình mục tiêu quốc gia là hơn 3,1 tỷ đồng, còn lại ngân sách xã và nhân dân đóng góp. Đây là công trình đầu tiên trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo phương châm 'Nhà nước và nhân dân cùng làm' nhằm cung cấp nguồn nước sạch cho người dân vùng sông Châu bị phơi nhiễm Asen.

Học sinh 6 trường, điểm trường cuối cùng bị ngập lụt đi học trở lại

Sáng nay 23/9, còn 6 điểm trường, trường bị ảnh hưởng mưa lũ cuối cùng thuộc địa bàn huyện Thanh Liêm đón học sinh trở lại lớp học, gồm: điểm trường khu Trung Hiếu Thượng, Trường Mầm non Thanh Hải; điểm trường khu Bồng Lạng, Trường Mầm non Thanh Nghị; Trường Mầm non Thanh Thủy; điểm trường khu B, Trường Tiểu học Thanh Nghị; Trường Tiểu học B thị trấn Kiện Khê; Trường THCS Thanh Thủy.

Lý Nhân thiệt hại nặng nề trong sản xuất nông nghiệp do bão lũ

Tính đến ngày 18/9, bão số 3 và hoàn lưu của bão gây mưa lũ khiến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lý Nhân thiệt hại nặng nề.

LLVT tích cực tham gia phòng, chống lũ lụt

Nước sông dâng cao, bà con nhân dân các địa bàn ngoài đê, ven sông của thành phố Phủ Lý bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều khu vực ngập sâu trong nước phải di dời. Trước tình huống nước lũ dâng cao, nguy cơ tràn đê ngập lụt diện rộng, cả hệ thống chính trị vào cuộc ứng phó. Các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng vũ trang (LLVT) thành phố đã không quản thời gian, ngày đêm căng mình cùng nhân dân chống lũ với mục tiêu cao nhất bảo vệ an toàn về người và tài sản.

Chân dung chủ nhân 'thế hệ mới' của bất động sản Hà Nam

Địa ốc Hà Nam đang chiếm sóng thị trường nhờ sự xuất hiện của các khu đô thị hiện đại, được đầu tư 'khủng' về tiện ích. Dự báo đây sẽ là nguồn cung chất lượng đáp ứng nhu cầu không gian sống thời thượng cho người Hà Nam hay 'second home' lý tưởng của người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận...

Thành phố Phủ Lý chỉ đạo khắc phục kịp thời các điểm ngập lụt trên địa bàn

Sáng ngày 11/9 đồng chí Đào Đình Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy và các đồng chí lãnh đạo thành phố Phủ Lý đã đi kiểm tra, chỉ đạo xử lý khắc phục kịp thời các điểm ngập lụt trên địa bàn.

Hà Nam: Lũ tiếp tục dâng cao, vượt mực nước lũ kỷ lục năm 2017

Tính đến 9h ngày 11/9, lũ sông Đáy tại trạm thủy văn Phủ Lý đã chạm mức 4,96 m, vượt báo động cấp 3 (BĐ3) 0,96 m, cao hơn mực nước lũ kỷ lục năm 2017.

TP Phủ Lý bảo đảm an toàn cho người dân vùng ngập lụt

Sau nhiều ngày mưa do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, cùng với lượng nước ở thượng nguồn đổ về, nhiều nơi trên địa bàn thành phố Phủ Lý bị ngập nặng, nhất là các khu vực ven sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu.

Lũ sông Đáy vượt mức báo động 3, tiếp tục dâng cao

9h ngày 11/9, lũ sông Đáy tại trạm thủy văn Phủ Lý đã chạm mức 4,96m vượt báo động cấp 3 (BĐ3) 0,96m, cao hơn mực nước lũ kỷ lục năm 2017. Dự kiến mực nước lũ sẽ tiếp tục dâng cao trong những giờ tới.

Hiệu quả sản xuất cây màu vụ hè thu

Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã chú trọng mở rộng sản xuất cây màu vụ hè thu, với tổng diện tích gieo trồng khoảng 3.200 ha. Cùng với tăng về diện tích, một số loại cây trồng có giá trị hàng hóa cao được đưa vào sản xuất, đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân.

Sản xuất nước sạch từ nguồn nước mặt sông Hồng

Theo quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có khoảng 40 nhà máy cung cấp nước sạch. Nguồn cấp nước chính đầu vào của các nhà máy là nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đáy. Nếu nguồn sông Đáy bị ô nhiễm sẽ sử dụng nước sông Hồng là nguồn cấp đầu vào chính. Thời gian qua, nhiều công ty trên địa bàn tỉnh đã tập trung khai thác nước sông Hồng để làm nguồn cấp đầu vào cho các nhà máy, từng bước nâng cao chất lượng nước sinh hoạt phục vụ các hộ dân.

Hà Nam: di dời gần 600 hộ dân ven sông Hồng, sông Châu để tránh lũ

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Lý Nhân (Hà Nam), do ảnh hưởng của mưa lũ, nước trên sông Hồng, sông Châu lên cao, gây ngập lụt toàn bộ bãi sông Hồng ngoài đê bối Hồng Lý, Nhân Long, Nhân Hòa và một số vùng trũng giáp sông Châu.

Công an Bình Lục chủ động ứng phó với mưa lũ

Với tinh thần chủ động, tích cực, Công an huyện Bình Lục đã và đang tiến hành đồng bộ các mặt công tác để chủ động ứng phó với mưa, lũ, phối hợp với các cấp, ngành chỉ đạo lực lượng công an cơ sở thực hiện tốt phương châm '4 tại chỗ', '3 sẵn sàng'.

Nâng cao chất lượng công tác đội và phong trào thiếu nhi

Với chủ đề 'Thiếu nhi Hà Nam/Chăm ngoan học tốt/Tiếp bước cha anh', công tác đội và phong trào thiếu nhi năm học 2023 - 2024 đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu chương trình của năm học, đạt được kết quả tích cực trên các mặt công tác. Các phong trào, hoạt động đội được tổ chức theo hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu chính đáng của các em thiếu nhi, tạo điều kiện cho các em được rèn luyện, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh.

Quảng bá vẻ đẹp Hà Nam qua những bức ảnh nghệ thuật

Ảnh nghệ thuật là một trong những 'kênh' quảng bá khá hữu hiệu về văn hóa, phong cảnh, con người, ẩm thực… của các vùng, miền, địa phương. Phát huy thế mạnh này, những năm qua các nghệ sỹ nhiếp ảnh (NSNA) chuyên và không chuyên của tỉnh và trên cả nước đã chụp và giới thiệu nhiều bức ảnh đẹp về phong cảnh, làng nghề, ẩm thực, sinh hoạt văn hóa... của Hà Nam, qua đó lan tỏa vẻ đẹp, văn hóa, truyền thống của mảnh đất núi Đọi, sông Châu tới đông đảo người dân trong nước và bạn bè quốc tế.

An Ninh chủ động liên kết phát triển ngành nghề, dịch vụ

Nằm ven sông Châu, An Ninh (Bình Lục) từ lâu được biết đến là xã thuần nông. Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của xã có sự thay đổi căn bản. Hạ tầng nông thôn (điện, đường giao thông, nhà văn hóa thôn, trường học, trạm y tế…) được đầu tư xây dựng khang trang, rộng rãi, đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Những thay đổi này có đóng góp rất lớn từ thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.

Ưu tiên vốn xây dựng, sửa chữa công trình thủy lợi

Hệ thống các công trình thủy lợi, đê điều ở tỉnh ta hầu hết được đầu tư xây dựng từ những năm 1960 – 1970. Hằng năm mặc dù được Nhà nước và tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng, kiên cố nhằm nâng cao năng lực tưới, tiêu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, song do nguồn vốn hạn chế nên việc cải tạo, nâng cấp mới chỉ được tập trung ở một số công trình mang tính cấp bách, công trình đầu mối.

Tiến sĩ Lý Trần Thản - Niềm tự hào của quê hương Lê Xá

Là nhà khoa bảng văn võ kiêm toàn, Tiến sỹ Lý Trần Thản là một trong những người được phong tặng nhiều chức tước, phẩm hàm dưới thời phong kiến. Với quê mẹ, mảnh đất ông sinh ra và lớn lên, Tiến sĩ Lý Trần Thản là người khai khoa đất học Lê Xá, có công dạy chữ, giúp dân... Tiến sĩ Lý Trần Thản mãi là niềm tự hào của dòng họ Lý Trần và quê hương Lê Xá.

Nghìn năm làng trống dưới chân núi Đọi

Có lẽ ở miền Bắc, xã Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) là một trong những nơi có bề dày văn hiến đậm đặc nhất.

Nông thôn vẫn 'khát' nước sạch

Mùa hè năm nay câu chuyện người dân nông thôn 'khát nước sạch' xảy ra khá phổ biến. Đây không phải chuyện mới mà nó diễn ra khá thường xuyên trong những năm qua. Vì sao vấn đề liên quan đến đời sống, sức khỏe con người lại chậm được khắc phục?

Sun Group khởi công Dự án Đô thị thời đại Sun Urban City

Sáng 8/8, tại TP. Phủ Lý (Hà Nam), Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ khởi công Dự án Đô thị thời đại - Sun Urban City, với quy mô lên đến 420 ha, tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi diện mạo đô thị Hà Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi Tắc Giang - Phủ Lý trong mùa mưa, lũ

Hệ thống thủy lợi Tắc Giang - Phủ Lý với 2 cụm công trình đầu mối chính: Cống và âu thuyền Tắc Giang; Cống và âu thuyền Phủ Lý cùng đập Phúc được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2011. Cùng với lấy nước phù sa từ sông Hồng vào tưới cho vùng phục vụ, góp phần cải tạo môi trường sinh thái, hệ thống còn có nhiệm vụ quan trọng là tiêu thoát lũ nội đồng.

Khởi công Đô thị thời đại 35.000 tỷ đồng

Đô thị thời đại – Sun Urban City có quy mô lên đến 420 ha, tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, cung cấp hơn 1.000 tiện ích, được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi diện mạo đô thị Hà Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương…

Khởi công dự án Đô thị thời đại - Sun Urban City quy mô 35.000 tỷ đồng tại Hà Nam

Sáng nay (8/8) tại TP. Phủ Lý (Hà Nam), Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ khởi công dự án Đô thị thời đại – Sun Urban City với quy mô lên đến 420 ha, tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng.

Sớm duy tu, sửa chữa vị trí xuống cấp trên kênh mương, đê bối ở thành phố Phủ Lý

Hằng năm, trước mùa mưa bão, UBND thành phố Phủ Lý phối hợp với các cấp, ngành liên quan tổ chức tổng kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng hệ thống công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Qua đó, kịp thời phát hiện những hư hỏng, xuống cấp để tiến hành duy tu, sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Tuy vậy, hiện nay một số vị trí trên tuyến đê bối, kênh mương đang sạt lở, xuống cấp cần sớm được quan tâm đầu tư xây dựng nhằm phục vụ tốt cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Khó khăn trong phòng, chống ngập úng tại các đô thị nhỏ

Diễn biến thời tiết phức tạp với những trận mưa lớn trong thời gian ngắn, một số thị trấn, thị tứ (gọi chung là đô thị nhỏ) tại các huyện trong tỉnh thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ trên một số tuyến đường. Theo ghi nhận, một số điểm sau trận mưa lớn bất thường nước ngập khoảng 10 - 20 cm, cá biệt trên 30 cm. Điều này tác động không nhỏ đến đời sống dân sinh - kinh tế của các địa phương.

Nét đẹp nghề truyền thống Việt

Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong, chúng ta thấy nét đẹp lao động bình dị, tình yêu, tâm huyết của các nghệ nhân làng nghề truyền thống Việt.

Lũ sông Đáy vượt báo động III

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Nam, sáng 25/7 lũ trên sông Đáy tại thành phố Phủ Lý lên chậm. Tính đến 7 giờ sáng ngày 25/7, mực nước trên sông Đáy tại thành phố Phủ Lý đạt 4,03 m, trên báo động III là 3 cm.

Trao tặng di ảnh màu 10 nữ dân quân Lam Hạ cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Di ảnh 10 nữ Anh hùng liệt sĩ dân quân Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, được phục dựng màu từ ảnh đen trắng và trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Đại hội Thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019-2024

Sáng 18/7, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh long trọng tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng (TĐQT) giai đoạn 2019-2024.

Phục dựng chân dung '10 bông hoa thép' Lam Hạ

Nhắc đến Lam Hạ là nhắc tới những ký ức không thể quên về một thời đạn bom khốc liệt trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước.

Động lực quan trọng, góp phần xây dựng tỉnh Hà Nam ngày càng phát triển

Trong các giai đoạn cách mạng, quân và dân tỉnh Hà Nam luôn tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua của Đảng, Chính phủ, lập nên nhiều chiến công vang dội. Những năm qua, thực hiện phong trào thi đua yêu nước, phát huy truyền thống của quê hương 'Núi Đọi, sông Châu' anh hùng, Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân và LLVT tỉnh nỗ lực không ngừng, ra sức thi đua phấn đấu xây dựng tỉnh Hà Nam ngày càng phát triển. Trong đó, Phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) của LLVT tỉnh là động lực mạnh mẽ, góp phần củng cố và tăng cường tiềm lực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh với nhiều dấu ấn nổi bật.

Quyết liệt xử lý ô nhiễm nguồn nước, bảo đảm chất lượng nước sạch phục vụ nhân dân

Theo phản ánh của nhiều hộ dân, nguồn nước phục vụ sinh hoạt của Nhà máy nước sạch Đồng Du (Bình Lục) thời gian qua không bảo đảm chất lượng, đặc biệt, vào thời điểm tháng 6/2024, nước thường xuyên vẩn đục, có mùi khó chịu. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước mặt sông Châu tại vị trí lấy nước của Nhà máy do Trung tâm kiểm nghiệm TSL Hà Nội phát hành ngày 24/6/2024, cho thấy hàm lượng Nitrit trong mẫu nước là 1,35 mg/l, (Quy chuẩn cho phép là 0,05 mg/l) . Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này?

Bên mùa Lục bát của một cõi chữ

Hào sảng mà thong dong là diện mạo của thi sĩ Trần Đăng Thao khảm vào cuộc sống này. Quê ông ở Hà Nam, lại là dân chữ nghĩa, nên cái chất khí tiết, hàn lâm mà gần gũi, dân dã, hóm hỉnh của cụ Tam Nguyên đã ngấm vào bản khí nơi ông.

Nhà truyền thống Bình Lục góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước

Thực hiện Đề án 'Phát huy giá trị văn hóa đồng chiêm trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025', năm 2022 Nhà truyền thống huyện Bình Lục được khởi công xây dựng. Đến tháng 10/2023, Nhà truyền thống huyện khánh thành và đưa vào sử dụng.

Tự hào được đóng vai vua trong Lễ hội Tịch điền

Từ năm 2019 đến nay, lão nông được chọn 'đóng vai' vua Lê Đại Hành trong lễ hội Tịch điền là ông Nguyễn Ngọc An, 74 tuổi, thôn Lĩnh Trung, xã Tiên Sơn.

Khu Di tích đền Lăng - Điểm du lịch mới của Hà Nam

Xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) là một vùng đất cổ của Hà Nam. Địa hình xã khá đặc biệt với đồi núi thấp nổi giữa đồng bằng, có sông Khương Kiều uốn lượn nối sông Châu với sông Đáy. Địa hình thuận lợi về giao thông đường thủy lại tiện lợi cho việc quân nên nhiều vị tướng tài của các triều đại đã chọn Liêm Cần làm nơi tụ nghĩa, luyện quân cứu nước.

Bình Lục đẩy mạnh phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2020-2025, huyện Bình Lục phấn đấu: giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 2,7%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 18,2%/năm; tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 10%/năm; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đến năm 2025 đạt 79 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2025 giảm 50% so với năm 2020. Để đạt được mục tiêu trên, những năm qua, huyện Bình Lục phát huy tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của địa phương để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

Khu Di tích đền Lăng - Điểm du lịch mới của Hà Nam

Xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm là một vùng đất cổ của Hà Nam. Địa hình xã khá đặc biệt với đồi núi thấp nổi giữa đồng bằng, có sông Khương Kiều uốn lượn nối sông Châu với sông Đáy. Địa hình thuận lợi về giao thông đường thủy lại tiện lợi cho việc quân nên nhiều vị tướng tài của các triều đại đã chọn Liêm Cần làm nơi tụ nghĩa, luyện quân cứu nước. Chính từ địa linh này Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn cũng như các tướng thời Đinh – Lê đã dùng nơi đây làm cơ sở tổ chức luyện binh chống thù trong giặc ngoài. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị đặc trưng của khu di tích, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu độc đáo cho du lịch Hà Nam, năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch với mục tiêu xây dựng Khu Di tích đền Lăng thành địa chỉ du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn tầm quốc gia, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa địa phương. Đồng thời, bảo vệ môi trường thiên nhiên trong khu vực, làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý, lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang các dự án phát triển du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh gắn với phát huy giá trị di tích.

Nhạc sĩ Xuân Trí và những ca khúc sâu nặng tình cảm quê hương Hà Nam

Xuân Trí là một trong số ít những tác giả có tác phẩm âm nhạc viết về quê hương Hà Nam được giới chuyên nghiệp đánh giá cao, được đông đảo thính giả yêu âm nhạc trong và ngoài tỉnh hào hứng đón nhận, yêu thích. Cùng với tài năng, sự tinh tế, khéo léo trong khai thác vốn quý kho tàng dân ca vùng đồng bằng Bắc Bộ, có lẽ điều quan trọng nhất giúp Xuân Trí đạt được thành công trong những sáng tác âm nhạc viết về Hà Nam đó là tình cảm tha thiết lắng sâu mà nhạc sĩ luôn dành cho miền quê hương Sông Châu - Núi Đọi.

Lý Nhân khai thác hiệu quả vùng đất bãi ven sông

Nằm ven 2 con sông (sông Hồng và sông Châu), huyện Lý Nhân có đến gần 2.000 ha đất bãi phù sa màu mỡ. Những năm qua, sản xuất dọc vùng đất bãi ven sông của huyện có sự thay đổi đáng kể. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao trên vùng đất bãi được đẩy mạnh. Khai thác vùng đất bãi trở thành hướng phát triển chủ yếu của những địa phương ven sông, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

Phủ Lý đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giao thông trọng điểm

Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 24/6/2022, thành phố phấn đấu đến năm 2030, đạt tiêu chí đô thị loại I và là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Để sớm hoàn thành mục tiêu trên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thành phố tập trung xây dựng các dự án giao thông trọng điểm kết nối các phân khu chức năng, tạo động lực phát triển không gian đô thị, hướng tới đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại, thúc đẩy kinh tế trong vùng tăng trưởng.

Sông Long Xuyên - Lịch sử, văn hóa, phong thủy

Sông Long Xuyên là chi lưu của sông Hồng, xa xưa gọi là Hoàng giang, chảy trên địa bàn huyện Lý Nhân. Cửa nhận nước của sông Long Xuyên ở địa phận thôn Vũ Xá (xã Đạo Lý), rồi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam sông chảy qua các xã Đạo Lý, Đức Lý, Bắc Lý, Nhân Hưng (cũ), Nhân Nghĩa, Nhân Bình, Nhân Mỹ, Xuân Khê, đến đây đổ nước vào sông Châu, đối ngạn là xã An Ninh (huyện Bình Lục).

Học sinh trường chuyên hóa thân vào tác phẩm văn học, cả hội trường rơi nước mắt

Được hóa thân vào nhân vật trong các tác phẩm văn học, nhiều em học sinh không giấu được giọt nước mắt. Phía bên dưới, các thầy cô xúc động cho biết 'dù bài giảng có hay đến mấy cũng không sinh động như cách các em được tự mình đắm chìm'.