Ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi vừa đề xuất giải pháp cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở một số ngư trường ven bờ. Giải pháp này nhằm hạn chế tình trạng khai thác thủy sản quá mức vào thời điểm thủy, hải sản sinh sản; hướng đến bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản, phát triển nghề cá bền vững.
Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đang cần sự nỗ lực của các cơ quan quản lý, các địa phương và người dân.
Đông Nam bộ (ĐNB), mà tiêu biểu là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều ngư trường lớn và là một trong những vùng biển quan trọng cho ngành đánh bắt và nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ. ĐNB còn có nhiều hồ nước và hệ thống sông ngòi lớn, thuận lợi phát triển đánh bắt, nuôi thủy sản nước ngọt. Theo đó, ngành đánh bắt, nuôi thủy, hải sản của nhiều tỉnh, thành của vùng có mức tăng trưởng cao.
UBND tỉnh Nghệ An vừa triển khai kế hoạch chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn.
Ước tính mỗi năm Việt Nam có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa (RTN) thải ra ngoài môi trường, nhưng chỉ có 27% trong số đó được tái chế. Xung quanh những con số này đang phát sinh nhiều vấn đề cần sớm giải quyết.
Đẩy mạnh nuôi biển để tạo sinh kế ổn định cho ngư dân các vùng biển ở nước ta. Từ đó, giải quyết vấn đề khai thác IUU của ngành thủy sản, tiến tới gỡ thẻ vàng EC.
Trưa 30/11, thông tin từ Công an xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Chi hội Nghề cá thôn Trung Hưng, xã Vinh Hưng tiến hành tuần tra trên đầm phá, phát hiện 2 đối tượng khai thác thủy sản bằng kích điện.
Hòa Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng nuôi trồng thủy sản và đây cũng là thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của địa phương, trong đó có nghề nuôi cá lồng trên sông Đà. Nhờ quản lý theo chuỗi giá trị, có sự kiểm soát tốt vệ sinh, an toàn thực phẩm, cá sông Đà đang ngày càng khẳng định thương hiệu với người tiêu dùng cả nước….
Nhằm từng bước cân bằng cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản và nâng cao hiệu quả đội tàu cá trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi…, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch số 914/KH-UBND ngày 27/11/2023, về việc triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh. Nghệ An phấn đấu đến hết năm 2030, sẽ giảm hơn 850 tàu đánh cá các loại và chuyển hơn 100 tàu đánh cá vùng lộng sang làm lĩnh vực khác...
Quảng Ninh vựa than Antraxit nổi danh thương hiệu trong nước và quốc tế gần 200 năm nay, than đã làm lợi cho nền kinh tế đất nước; và chiếm tỷ trọng ¼ nguồn thu nội địa ở địa phương. Nguồn lợi sau hòn than, đất thải mỏ đã tạo dựng mặt bằng cho nhiều thị trấn thị tứ, đô thị lớn ở Quảng Ninh; nhưng nay đang bị ách tắc cần được khai thông.
Giảm dần và chuyển đổi nghề cho tàu cá hoạt động ven bờ và các nghề hủy diệt nguồn lợi thủy sản để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái biển để phát triển nghề khai thác biển bền vững.
Ngày 29/11, Ban Chỉ đạo IUU Cà Mau cho biết vừa ban hành kế hoạch chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, thời gian thực hiện từ nay đến tháng 4/2024.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của tỉnh trong 11 tháng năm 2023 hơn 740.000 tấn, đạt 88,10% kế hoạch, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Doanh nghiệp Việt Nam đã thành công với quy trình nhân nuôi mực. Từ con mực bố mẹ đã cho sinh sản ra trứng, ấp nở thành công con giống rồi nuôi lớn thành mực thương phẩm ngay giữa biển khơi.
Trong khuôn khổ chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển', báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức tọa đàm 'Bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Bình Thuận'.
Trước bối cảnh nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Thời gian tới, tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung cho công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khuyến khích người dân chuyển đổi từ khai thác kết hợp với du lịch sinh thái.
Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đề ra sáu nhóm nhiệm vụ trọng tâm để trở thành địa phương mạnh về biển.
Với giá bán 300.000 đồng/kg, một số hộ khai thác nguồn lợi tự nhiên rươi với số lượng lớn tại thôn An Định sẽ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ngày.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng: 'Nguồn lợi thủy sản đang có sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này chính là tác động của con người, do đó cần phải tái cấu trúc ngành hàng thủy sản một cách mạnh mẽ, đồng thời có phương án để bà con ngư dân trong vùng không cho phép khai thác được chuyển đổi sinh kế…'
Sự chung tay của chính quyền và ngư dân tỉnh Bình Thuận cùng tháo gỡ thẻ vàng tạo chuyển biến tích cực trong quản lý và khai thác nghề cá.
Việt Nam đang nỗ lực gỡ 'thẻ vàng' thủy sản, song gặp nhiều khó khăn và vẫn có nguy cơ nhận 'thẻ đỏ'.
Chiều 22-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức Tọa đàm giữa Bộ NN-PTNT với Đoàn đại biểu các địa phương ven biển với chủ đề 'Vì một ngành thủy sản xanh và phát triển vững'.
Việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tại Quảng Bình gặp không ít khó khăn như vẫn có một vài người dân phản đối, cản trở, khi triển khai thực hiện; việc xây dựng đề cương, thuyết minh chi tiết, phê duyệt một số dự án mất nhiều thời gian…
Tại lễ công bố gói hỗ trợ doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra hôm 21-11, Chính phủ Úc thông tin về việc đầu tư 2,5 triệu đô la Úc, nhằm tăng cường thích ứng biến đổi khí hậu và mang lại lợi ích cho các cộng đồng địa phương tại ĐBSCL.
Sự ra đời của sáng kiến 'Thay đổi quy trình công nghệ của hệ thống máy tách bã để tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm sản xuất' là bước đột phá về công nghệ, không chỉ góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa mà còn mang lại nguồn lợi hàng chục tỉ đồng cho Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (gọi tắt là SEPON GROUP).
Thời gian qua, trên vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế, xuất hiện một số tàu giã cào công suất lớn hoạt động sai quy định, đe dọa nguồn lợi hải sản gần bờ, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.