Khu vực kinh tế kinh tế tư nhân đã thực sự trở thành trụ cột không thể thiếu, đóng góp vào công cuộc giảm nghèo, giúp thay đổi bộ mặt đô thị, hiện đại hóa nhiều ngành công nghiệp.
Không gian phát triển chưa từng có của nền kinh tế đặt mục tiêu tăng trưởng cao và kéo dài, với nhiều dự án trọng điểm quốc gia quy mô rất lớn, khiến giới đầu tư - kinh doanh hào hứng với cơ hội nâng hạng hiếm có.
Từng là ký ức của một thời kỳ khó khăn, Tết bao cấp nay lại trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ.
Dịp sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, TP. Hà Nội có nhiều sự kiện hấp dẫn, lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa truyền thống.
Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, đông đảo người dân và du khách đã tới các điểm tham quan và di tích lịch sử tại TP Hà Nội để chiêm ngưỡng cảnh đẹp, tham gia các hoạt động văn hóa, góp phần tạo nên không khí Tết cổ truyền ý nghĩa. Thời tiết thuận lợi cũng là yếu tố giúp các điểm đến thu hút thêm nhiều du khách.
Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Hoàng Thành Thăng Long vẫn luôn là điểm đến thu hút nhiều du khách yêu thích khám phá văn hóa, lịch sử.
Những ngày này thực sự làm tôi nhớ lại những ngày chúng ta bắt đầu Đổi mới. Lúc bấy giờ đất nước đứng trước những thách thức vô cùng nghiêm trọng, cấp thiết phải giải quyết. Các nhà lãnh đạo đã đưa ra câu hỏi: 'Đổi mới hay là chết?'. Tinh thần Đổi mới ở Việt Nam bùng lên mạnh mẽ trong xã hội, đặc biệt là trong giới lãnh đạo. Và đây cũng là khởi đầu cho toàn bộ quá trình đổi mới của Việt Nam những năm sau này.
Bất ngờ nhận được tin nhắn từ phía em gái: 'Tết này, chị có về nhà không? Bố mẹ đã 'viễn du miền mây trắng', chỉ còn 2 chị em mình. Chị về cùng em đón Tết nhé'.
'Việt Nam cần những điều kỳ diệu như đã làm khi khởi đầu công cuộc đổi mới cuối thập niên 1980. Nếu định thu hút những người khổng lồ về công nghệ như Nvidia trong năm năm tới thì phải vượt lên một bước cao hơn...', TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.
Những bản sắc của Tết cổ truyền sẽ được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long, thể hiện một Hà Nội cổ kính, truyền thống và thanh lịch.
Cứ từ cữ 23 tháng Chạp trở đi là đường phố Hà Nội lại như có hơi thở khác, người người lo mua sắm, dọn nhà. Còn những người tha hương thì tìm về để cảm nhận những hương vị, những món ăn xưa mà ở nơi xứ người không thể thay thế. Thuận hỏi: 'Bạn sẽ đón Tết ở đâu năm nay?'- 'Tôi vẫn đón Tết bên Vân Hồ như vốn dĩ'.
Chú trọng khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch từ các hoạt động trải nghiệm về văn hóa, lễ hội đặc sắc ở Hà Nội sẽ giúp Thủ đô đạt mục tiêu đón lượng lớn khách du lịch vào dịp Tết Nguyên đán năm 2025.
Không gian Tết xưa và nhiều nghi lễ Tết cung đình đặc sắc được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long để chào đón Xuân Ất Tỵ 2025.
Phát huy giá trị các nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình cũng như những phong tục Tết dân gian truyền thống của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết từ ngày 20.1 - 6.2.
Không gian 'Tết xưa – Tết thời bao cấp' cùng nhiều hoạt động giới thiệu các nghi lễ ngày Xuân ở chốn cung đình được giới thiệu đến du khách trong chuỗi hoạt động Tết tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội từ ngày 20/1 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Để phát huy giá trị các nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình cũng như những phong tục Tết dân gian truyền thống, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết kéo dài từ 20/1 - 6/2/2025 với nhiều hoạt động đặc sắc.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết kéo dài từ ngày 20/1 - 6/2 với nhiều hoạt động đặc sắc.
Để phát huy giá trị các nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình cũng như những phong tục tết dân gian truyền thống, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết kéo dài từ ngày 20-1 đến 6-2-2025 (từ 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Trong đó, có nhiều nghi lễ lần đầu tiên được tái dựng.
'Việc ghi danh 'Phở Hà Nội' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần quan trọng trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới', PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, nhận định.
Phở Hà Nội đã có gần 1 thế kỷ hình thành, phát triển, chắt lọc tinh hoa từ nhiều thế hệ. Các chuyên gia ẩm thực cho rằng: 'Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon'.
'Xã hội hóa văn học - nghệ thuật' là một cụm từ xuất hiện cách đây hơn 20 năm. Xã hội hóa văn học - nghệ thuật mở ra một giai đoạn mới: Nhà nước chấm dứt độc quyền, các doanh nghiệp, cá nhân được tham gia tổ chức và can dự vào các hoạt động văn học, nghệ thuật. Một chân trời mới, cái được cũng nhiều mà cái mất cũng không ít.
Bây giờ, người lớp sau nghe cụm từ 'combo điểm tâm thời xa vắng' có lẽ chưa tỏ tường, nhưng đối với những người ở độ tuổi U70, U80 thì quá rõ. Đó là nói đến bữa điểm tâm của một bộ phận người lao động thời khó khổ trước đây.
Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vừa chính thức công bố 'Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia',cùng với phở Nam Định, phở Hà Nội cũng đã được đưa vào danh mục 'Tri thức dân gian Phở Hà Nội, Thành phố Hà Nội'.
Bia Hơi Hà Nội - một thương hiệu đã gắn bó lâu đời qua bao thế hệ người Hà Nội. Thưởng thức Bia Hơi Hà Nội đã trở thành một thói quen, một nét đặc trưng của đời sống văn hóa trong những dịp tụ họp gắn kết. Có thể khẳng định rằng Bia Hơi Hà Nội là một phần không thể thiếu trong nền tinh hoa ẩm thực Hà Thành, là sự giao thoa giữa các tầng lớp xã hội, nhiều ngành nghề khác nhau.
'Chợ trời' là khái niệm tự phát về thương mại ở các đô thị của Việt Nam đã có từ lâu (có người cho rằng nó có từ thời Pháp thuộc) do người dân buôn bán tự do nhằm trốn tránh sự quản lý của tổ chức hay chính quyền địa phương.
Bia hơi Hà Nội - một thương hiệu đã gắn bó lâu đời qua bao thế hệ người Hà Nội. Thưởng thức Bia hơi Hà Nội đã trở thành một thói quen, một nét đặc trưng của đời sống văn hóa trong những dịp tụ họp gắn kết. Có thể khẳng định rằng, Bia hơi Hà Nội là một phần không thể thiếu trong nền tinh hoa ẩm thực Hà Thành, là sự giao thoa giữa các tầng lớp xã hội, nhiều ngành nghề khác nhau.
Bên trong vẻ ngoài cũ kỹ, hằn dấu vết thời gian của các khu tập thể cũ, vẫn còn đó những giá trị vô giá, là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ gắn liền với lịch sử hơn nửa thế kỷ thăng trầm của đất và người Hà Nội...
Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị quận Hoàng Mai chỉ đạo các lực lượng và phường Giáp Bát thường xuyên kiểm tra, giám sát không để phát sinh vi phạm tại khu đất 658 Trương Định; Nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra các tồn tại, vi phạm.
Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát đối với từng công trình, hạng mục công trình tại số 658 Trương Định của Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội. Trên cơ sở đó thiết lập hồ sơ, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan…
Bia Hơi Hà Nội - một thương hiệu đã gắn bó lâu đời qua bao thế hệ người Hà Nội. Thưởng thức Bia Hơi Hà Nội đã trở thành một thói quen, một nét đặc trưng của đời sống văn hóa trong những dịp tụ họp gắn kết. Có thể khẳng định rằng Bia Hơi Hà Nội là một phần không thể thiếu trong nền tinh hoa ẩm thực Hà Thành, là sự giao thoa giữa các tầng lớp xã hội, nhiều ngành nghề khác nhau...
Người dân Thái Nguyên sớm có tinh thần cách mạng, lại thêm địa hình của tỉnh hết sức thuận tiện để xây dựng căn cứ địa cách mạng, nên trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế kháng chiến lớn của cả nước.
Bây giờ đã cuối tháng 11, tức là qua lễ hội Halloween (31/10) gần một tháng nhưng mỗi khi chúng tôi có hẹn cà phê, thì chị khước từ ngay khi chọn quán MB. Bởi cả chị và con gái 5 tuổi chưa hết ám ảnh với những hình ảnh máu me, ma quái rùng rợn được chủ quán trang trí trước lễ hội. Chị bảo mấy đêm liền con gái đều thức giấc rồi khóc ré lên. Và giờ khi màn đêm buông xuống, dù ánh đèn bật sáng khắp nhà nhưng cứ mẹ đi một bước là con bước theo sau.
Nhà hát Tuổi trẻ ra mắt musical show 'Chuyện phố thời bao cấp', để lại ấn tượng đặc biệt cho khán giả. Câu chuyện về thời tem phiếu bao cấp vốn là những ký ức khó quên đối với thế hệ 6X, 7X được kể sinh động bằng các tác phẩm âm nhạc thịnh hành những năm 80 của thế kỷ trước. Câu chuyện này sẽ tiếp tục đến với khán giả vào ngày 4 và 18/11.
Hội người Hà Nội tại Đức tổ chức chương trình 'Hà Nội ngày trở về', chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023).
Ngày 8/10 tại Nhà Văn hóa Trung tâm Thương mại Đồng Xuân ở Berlin, Hội người Hà Nội tại CHLB Đức đã tổ chức chương trình 'Hà Nội ngày trở về' để chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023).
'Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội' tại Cung Thiếu nhi có 51 gian hàng kinh doanh đồ ăn uống, trong đó phở vẫn là món thu hút nhiều khách nhất trong ngày cuối của sự kiện.
Nhiều việc bận rộn, thời gian có hạn... là những lý lẽ thường được đưa ra để bao biện cho việc chen ngang khi xếp hàng. Việc xếp hàng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng có một số người dường như chưa quen với văn hóa này.
Quê hương của Mỳ tôm là ở Nhật Bản. Nó vào miền Nam Việt Nam khoảng năm 1960. Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dải. Đồ ăn thức uống, hoa quả, đồ dùng, quần áo... từ miền Nam tràn ra miền Bắc và từ miền Bắc tràn vào Nam. Khoảng 1976, mỳ tôm theo ô tô, theo tàu biển rồi khi có tàu Thống Nhất thì theo tàu ra miền Bắc. Quê tôi Yên Bái, mậu dịch Quốc doanh cũng có sản phẩm này để bán thử.
Việc cấp phát và quản lý tem phiếu đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành: Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Bộ Nội thương, Bộ Lương thực, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan chủ quản đương sự, công an, công đoàn, có khi cả Hội Liên hiệp phụ nữ...
Mạng lưới hợp tác xã mua bán được củng cố trong thời bình đã phát triển nhanh chóng trong thời chiến. Năm 1965 có 8.485 hợp tác xã mua bán, lên đỉnh cao 10.628 hợp tác xã mua bán vào năm 1968 sau đó, giảm dần ở thời kỳ khôi phục kinh tế những năm 1973 - 1975, với 9.023 hợp tác xã mua bán năm 1975.
Ngày 01/8/1969, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập Bộ Vật tư; tiếp đó, ngày 19/8/1969, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 146/CP quy định chức năng và bộ máy của Bộ này. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với ngành Vật tư trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đảm bảo đời sống sản xuất cho nhân dân.
Những chiếc cốc vại thủy tinh ra đời cách đây gần nửa thế kỷ giờ vẫn xuất hiện ở những quán bia. Ấy là bởi những người có thâm niên uống bia từ thời bao cấp đã quen với vại bia kiểu này, với họ, như thế mới đạt chuẩn… bia hơi Hà Nội.
Đây là 3 nguồn hàng quan trọng, được tập trung cao độ vào thương nghiệp quốc doanh; góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân; thị trường giá cả bình ổn; hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú hơn, việc mua bán dễ dàng, thuận tiện hơn.
Từ chỗ chỉ có một Sở Mậu dịch Trung ương trong thời kỳ kháng chiến, đến năm 1957 đã có 10 tổng công ty ngành hàng với trên 900 cửa hàng rải khắp các địa phương ở miền Bắc.
Tháng 8 năm 1969, Bộ Công nghiệp nặng được chia thành: Bộ Điện và Than, Bộ Cơ khí và Luyện kim, thành lập thêm Bộ Lương thực - Thực phẩm và Bộ Vật tư. Như vậy, cùng với các Bộ: Công nghiệp nhẹ, Nội thương, Ngoại thương, có 7 bộ quản lý ngành Công Thương.
Với nhiều chính sách phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh và nắm lực lượng hàng hóa theo những cách thức trên, mậu dịch quốc doanh vào hồi thập niên 60, 70 của thế kỷ trước đã nắm phần lớn tỷ trọng bán buôn và bán lẻ.
Thi đua, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, củng cố chế độ hạch toán kinh tế là những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động sản xuất công nghiệp từ thập niên 60 của thế kỷ trước