Làng Thủy Chú còn được biết đến với tên gọi làng Chủa (ngày nay thuộc thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân) là quê ngoại của vua Lê Thái tổ. Người họ Trịnh thuở xa xưa đến đất làng Chủa sinh cơ lập nghiệp, cùng 'vun đắp' nên sự phát triển của vùng đất cổ. Trong đó khai quốc công thần nhà Lê - Trịnh Khắc Phục được tôn phong là Thành hoàng làng Thủy Chú.
Cái tên Lam Sơn đối với mỗi người dân xứ Thanh đều rất thiêng liêng. Đây là một vùng đất 'địa linh nhân kiệt', là quê hương của Lê Lợi, nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cũng là 'kinh đô tưởng niệm' của vương triều Hậu Lê.
Lam Sơn được biết đến là vùng đất 'địa linh nhân kiệt'. Bởi nơi đây, không những là một vùng đất thiêng; còn là nơi sinh ra và dung dưỡng, che chở biết bao anh hùng hào kiệt.
Kẻ Cham - làng Cham - làng Lam Sơn nay thuộc thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân) là quê hương của Anh hùng dân tộc Lê Lợi. Vùng đất tổ của nhà Lê, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài, hào kiệt cho đất nước còn là một không gian văn hóa làng Việt cổ với những tên núi, tên sông, những tín ngưỡng văn hóa, lễ hội đặc sắc... Tất cả làm nên nét đẹp riêng của đất và người Kẻ Cham.
Ngày 10/9/1385, cách đây 635 năm, tức ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tại làng Cham, hương Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Lợi ra đời. Mấy ai ngờ, vị hào trưởng đó là người mở đầu cho triều đại Hậu Lê dài nhất lịch sử phong kiến Việt Nam, mà bắt đầu bằng Hội thề Lũng Nhai. Lũng Nhai là mốc son đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gây dựng nên vương triều Hậu Lê bền vững gần 400 năm.
Câu ca 'hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi', từ lâu đã thôi thúc nhiều người mỗi tháng Tám âm lịch lại tìm về với đất kinh xưa.