Chiều 8-5, Đoàn Hội Cựu chiến binh (CCB) vì Hòa bình, Chi hội 160 (Mỹ), do ông Chuck Searcy, Chủ tịch hội làm trưởng đoàn, cùng bà Masako Sakata, quốc tịch Nhật Bản, người sáng lập Quỹ học bổng 'Hạt giống Hy vọng' dành cho các học sinh, sinh viên là nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) Việt Nam, đã đến thăm, giao lưu, tặng quà các NNCĐDC tại Trung tâm Bảo trợ xã hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam.
Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, chiến dịch Điện Biên Phủ là một sự kiện quan trọng hàng đầu, diễn ra từ tháng 12/1953 đến tháng 5/1954. Với 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Có một đội quân không đồng phục, không doanh trại, không quân hàm, chỉ có lòng tin và tinh thần thép. Biệt động Sài Gòn, lực lượng đặc biệt nhất từng xuất hiện trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, nay có chuỗi 'bảo tàng sống' giữa đô thị. Đó là những căn nhà nhỏ nép mình trong hẻm sâu, nơi từng giấu hầm vũ khí, hộp thư mật và những người lính mang thân phận thường dân.
Trong khi quân đội Mỹ trút bom đạn xuống Việt Nam, đông đảo người dân Mỹ biểu tình, kháng lệnh nhập ngũ, tổ chức giảng đường tranh luận..., trong số các hình thức phản đối đó, bi hùng nhất là hành động tự thiêu. Trong một đất nước tự hào vì tự do ngôn luận và phản kháng ôn hòa, có ít nhất sáu người đã dùng lửa như tiếng kêu cuối cùng đầy ám ảnh của lương tri.
Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn khẳng định những sinh viên tại Berkeley đã thắp sáng ngọn lửa phản đối chiến tranh Việt Nam, khởi nguồn cho phong trào phản chiến lan rộng mạnh mẽ khắp Hoa Kỳ.
Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, triển lãm 'VIETNAM 75' còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.
Từ năm 1964 đến 1973, hơn 320.000 binh sĩ Hàn Quốc tham chiến tại Việt Nam, trở thành lực lượng quân sự nước ngoài lớn thứ hai sau Mỹ. Họ có tính kỷ luật và đạt hiệu quả trên chiến trường, nhưng để lại một di sản đầy tranh cãi - những cáo buộc về sự tàn bạo với nhiều vụ thảm sát dân thường.
Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm 'VIETNAM 75' – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà 'VIETNAM 75' còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.
Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm VIETNAM 75 – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.
Không chỉ được biết đến là Chủ tịch Dragon Capital - một trong những công ty quản lý quỹ đầu tư lớn và gắn bó lâu năm với thị trường Việt Nam, ông Dominic Scriven còn khiến công chúng bất ngờ khi xuất hiện với vai trò đồng sản xuất bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' (gọi tắt là 'Địa đạo'), một tác phẩm điện ảnh về chiến tranh Việt Nam đang lập kỷ lục doanh thu và đánh thức những cảm xúc sâu thẳm nơi khán giả Việt.
Triển lãm 'Việt Nam: Những bức tranh hòa bình', khai mạc ngày 29/4 trong không gian triển lãm Oscar Niemeyer tại Trụ sở Đảng Cộng sản Pháp ở Paris, tái hiện cuộc hội ngộ giữa nghệ thuật Pháp và cuộc đấu tranh giải phóng Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 43 ngày 14-5-2015 của Ban Bí thư khóa XI về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam' (gọi tắt là Chỉ thị 43), Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (NNCĐDC) huyện Châu Thành đã làm tốt chức năng, vai trò và nhiệm vụ của một tổ chức xã hội - từ thiện, gắn kết những tấm lòng vàng chăm lo cho NNCĐDC.
Nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới hôm nay đồng loạt đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh nổi bật về việc Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Là một nhà phân tích tình báo của Mỹ tại Sài Gòn trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Chuck Searcy chưa bao giờ nghĩ rằng 50 năm sau, ông sẽ sống ở Việt Nam và hỗ trợ người dân trong cuộc chiến khác - chống lại bom mìn chưa nổ.
Những ngày này, cả dân tộc Việt Nam đang sống trong không khí hào hùng kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025). Báo chí Đức đã có nhiều bài viết, bình luận về ý nghĩa của sự kiện lịch sử của Việt Nam.
'Chưa từng có cuộc đấu tranh nào lại nhận được sự ủng hộ hiệu quả, thiết thực của đông đảo nhân dân thế giới như cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Nhân loại vì Việt Nam mà xích lại gần nhau hơn'.
Kết quả thăm dò dư luận do công ty truyền thông Nexstar phối hợp với trường Cao đẳng Emerson thực hiện nhân kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam, cho thấy cuộc chiến này được coi là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước.
Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), phóng viên TTXVN tại Nhật Bản đã phỏng vấn Giáo sư Shimizu Masaaki, Đại học Osaka, về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng và sức mạnh đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
Báo chí Đức đã có nhiều bài viết, bình luận về ý nghĩa của sự kiện lịch sử kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025) của dân tộc Việt Nam.
Nguyên Phó Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ HÀ HUY THÔNG đã dành cho Báo ĐTTC cuộc trò chuyện về những kỷ niệm đáng nhớ trong sự nghiệp, đặc biệt là trong tiến trình thúc đẩy bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, kết quả thăm dò dư luận, do công ty truyền thông Nexstar phối hợp với trường Cao đẳng Emerson thực hiện nhân kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam, cho thấy cuộc chiến này được coi là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon, người đã ra lệnh không kích vào Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố năm 1972 hòng 'đưa miền Bắc Việt Nam về thời kỳ Đồ đá' đã cay đắng thừa nhận: 'Sai lầm nghiêm trọng của chúng ta là không biết một trong những quy luật của chiến tranh. Đó là, đừng bao giờ bước vào cuộc chiến tranh, nếu không biết cách nào để ra khỏi cuộc chiến tranh đó'. Nhiều chính khách, tướng lĩnh quân đội, giới nghiên cứu và truyền thông phương Tây cùng chung nhận định: Nước Mỹ đã phải trả một cái giá quá đắt trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975 và Đại lễ 30/4 của Việt Nam trở thành chủ đề được nhiều cơ quan báo chí Nhật Bản đăng tải ngay từ đầu giờ sáng hôm nay 30/4.
Australia là một trong các quốc gia mà phong trào phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam phát triển mạnh, trong đó nổi bật là hoạt động của Liên đoàn Thủy thủ Australia.
Lễ diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) dự kiến diễn ra trọng thể từ 6 giờ 30 phút ngày 30/4. Đến tham dự và cùng hòa chung niềm vui của đất nước, nhân dân Việt Nam, có rất nhiều các đoàn khách quốc tế, trong đó có các cựu binh, cựu phóng viên chiến trường từng đưa tin về chiến tranh Việt Nam, các tổ chức hữu nghị quốc tế...
Triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cuba (1960 - 2025), 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, và hướng đến kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Báo ĐTTC đã có cuộc trò chuyện thân tình với ông CHUCK SEARCY (*).
Trên tinh thần 'gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai', các thế hệ người Việt Nam và Hoa Kỳ đang tiếp tục có nhiều việc làm ý nghĩa, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh. Họ đang thể hiện rất tốt vai trò ngoại giao nhân dân, giúp xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân 2 nước Việt - Mỹ.
Những phóng viên chiến trường, những người từng tác nghiệp tại Việt Nam đều có những tình cảm rất là sâu sắc với đất nước hình chữ S và bây giờ quay lại đây để nuôi dưỡng thêm sợi dây gắn kết với nơi này.
Tin ông Craig Mc Namara, con trai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S.Mc Namara đến Việt Nam, trong đó có Quảng Trị tham gia làm phim theo đề nghị của Ban Truyền hình đối ngoại (VTV4), Đài Truyền hình Việt Nam, khiến tôi thấy thú vị, hồi hộp đợi chờ lúc gặp mặt ông nên cả buổi trưa không ngủ. Bộ phim VTV4 đang quay này là phim tài liệu đặc biệt 'Cuộc đọ sức của ý chí', nhằm nêu bật tầm vóc, giá trị độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, phân tích những sai lầm của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Lịch quay của đoàn làm phim khá dày đặc, thời gian trống không có nhiều, tôi phải tìm cách 'chèn' vào để được gặp nhân vật đặc biệt này.
Gần 50 cựu nhà báo, phóng viên chiến trường từng đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam đã có buổi họp mặt ấn tượng tại TP HCM
Các học giả Philippines thảo luận về cuộc kháng chiến trường kỳ với Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - mốc son chói lọi, một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Vào những ngày tháng 4 lịch sử, trên quán bar tầng 9 khách sạn Caravelle Sài Gòn – nơi từng là 'nhà' của giới phóng viên quốc tế trong thời chiến tranh Việt Nam đã có một cuộc gặp đặc biệt giữa những phóng viên chiến trường từng làm việc ở cả hai bên chiến tuyến nhưng đều có chung một tình yêu Việt Nam…
Trong lịch sử phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên thế giới, đã có những con người dù ở cách xa nghìn dặm vẫn hết lòng đồng hành với nhân dân Việt Nam. Trong số đó, ông Hikawa Hiroshi - một đảng viên Đảng Cộng sản Nhật Bản - là hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần quốc tế vì chính nghĩa, vì nhân đạo và hòa bình.
Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) có gần 170 phóng viên của 39 hãng thông tấn báo chí từ 17 quốc gia đăng ký tác nghiệp. Cảm nhận về sự kiện lịch sử này của Việt Nam, ngoài đội ngũ phóng viên, các chuyên gia lịch sử, nhà khoa học các nước đều nhấn mạnh cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam đã trở thành nguồn cổ vũ với các dân tộc bị áp bức trên thế giới, thúc đẩy họ quyết tâm đứng lên tự giải phóng, làm chủ vận mệnh của mình.
Sáng ngày 25/4/2025, trong không khí trang trọng và đầy xúc động, HPT đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Sách ảnh về Chiến tranh Việt Nam tại Văn phòng Tổng Công ty HPT (TP. Thủ Đức, TP.HCM) – một buổi triển lãm ảnh đặc biệt dành cho nội bộ CBNV HPT.
Thắng lợi của dân tộc Việt Nam trước một đế quốc hùng mạnh là minh chứng về sự quật cường, quả cảm, tinh thần yêu nước và quyết tâm sắt đá đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Thắng lợi vĩ đại ấy đã tạo tiếng vang lớn, ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng trên toàn thế giới.
Dù đã 50 năm trôi qua nhưng với GS Nayan Chanda, Đại học Ashoka, Ấn Độ, ký ức về ngày 30/4/1975 lịch sử đó vẫn sống động như thể ông vừa ở Sài Gòn, nơi ông chứng kiến thời khắc chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Cuộc gặp lại của những phóng viên chiến trường trong nước và quốc tế đúng dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước một lần nữa khẳng định giá trị của hòa bình và sự tri ân của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế đã đứng về phía Việt Nam, ủng hộ Việt Nam trong những lúc khó khăn.
Bức ảnh 'Hai Người lính' được chụp năm 1973. Trong ảnh hai người lính ở hai bên chiến tuyến, một người là bộ đội miền Bắc, người kia là lính thủy quân lục chiến của chính quyền Sài Gòn khoác vai nhau.
Tháng Tư về, khi những cơn gió đầu hè mơn man qua từng tán cây xà cừ trên đường phố Hà Nội cũng là thời điểm bà Elisabeth Dahlin - cựu Tổng Thư ký Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Save The Children), nhà ngoại giao kỳ cựu, người bạn của Việt Nam - trở lại mảnh đất bà từng gọi là 'mái nhà thứ hai' sau hơn hai thập kỷ gắn bó.