Sáng 26.5, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức mít tinh hưởng ứng 'Ngày thế giới không thuốc lá' và 'Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá' với chủ đề 'Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo'.
Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Chính sách kiểm soát thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) gồm thuốc lá nung nóng (TLNN) và thuốc lá điện tử (TLĐT) đang tồn tại nhiều ý kiến khác biệt về sở cứ khoa học, pháp lý lẫn quy trình ban hành quy định căn cứ trên Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
30 năm hút thuốc lá, mỗi ngày hết 1 bao, gần đây ông thấy tức ngực, khó thở, ho khò khè, mệt mỏi, đi khám ông Phạm Văn Thắng (Tây Hồ, Hà Nội) được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Vấn đề quản lý thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng) làm 'nóng' nghị trường Quốc hội do Việt Nam đang bị trống pháp lý đối với loại hình này. Vấn đề đặt ra là nên chấp nhận cho nhập khẩu rồi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hay cấm tuyệt đối để bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên?
Tại tọa đàm 'Phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá: Giải pháp chính sách phù hợp' do báo Tiền Phong tổ chức ngày 16/10 vừa qua, các chuyên gia pháp lý đã thảo luận về sự sẵn sàng của hệ thống văn bản pháp luật trước hai đề xuất kiểm soát thuốc lá thế hệ mới: Một là cấm, hai là kinh doanh có điều kiện như thuốc lá điếu. Tiền Phong giới thiệu ý kiến của ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp.
Sau hơn 11 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) trên địa bàn huyện Triệu Phong, nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao, có sự chuyển biến rõ nét trong hành động. Để tiếp tục triển khai thực hiện Luật PCTHTL sâu rộng; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về PCTHTL trên địa bàn, nhiều giải pháp được huyện Triệu Phong đưa ra và tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Việc các cơ quan báo chí, các đơn vị làm công tác thông tin, tuyên truyền cùng chung tay đẩy mạnh truyền thông về tác hại của thuốc lá, nhất là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là việc làm cần thiết trong tuyên truyền về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong nhiều năm qua.
Thuốc lá nung nóng (TLNN), thuốc lá điện tử (TLĐT) dù có yếu tố công nghệ mới, tuy nhiên đây không phải là lý do để trì hoãn việc đặt các mặt hàng thuốc lá này dưới sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ.
Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) có hiệu lực từ năm 2013. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong triển khai thực hiện, tuy nhiên, để Luật PCTHTL đi vào cuộc sống, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó vấn đề cốt lõi là phải nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá trong cộng đồng.
Tại các cuộc họp, hội thảo chuyên ngành các đại biểu quốc hội, chuyên gia y tế, khuyến nghị cần đánh giá khoa học để so sánh mức độ tác hại giữa thuốc lá làm nóng (TLLN) - còn gọi là thuốc lá nung nóng - và các sản phẩm TLTHM khác so với thuốc lá điếu.
Dù chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh nhưng Thuốc lá làm nóng, Thuốc lá thế hệ mới vẫn được công khai buôn bán trên thị trường tự do từ nguồn hàng xách tay, nhập lậu.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu khoa học về thuốc lá làm nóng (TLLN) với các kết luận đa chiều. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần đánh giá đầy đủ khách quan về TLLN để định hướng cho người tiêu dùng và đề ra giải pháp quản lý phù hợp...
Cộng đồng và cơ quan quản lý đang có sự nhầm lẫn giữa thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng – 2 loại thuốc lá mới phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Điều này kéo theo việc chậm đưa ra cơ chế kiểm soát đối với từng sản phẩm.
Nhằm đưa Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đi vào cuộc sống, cũng như giảm tác hại, gánh nặng do thuốc lá gây ra trong cộng đồng, những năm qua, Cà Mau đã tổ chức nhiều giải pháp, song với góc nhìn tổng thể, công tác này gặp nhiều khó khăn.
Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL).
Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa phê duyệt Tài liệu hướng dẫn giáo dục lồng ghép phòng, chống tác hại của thuốc lá trong bài giảng môn học, hoạt động giáo dục cấp THPT.
Đây là vấn đề được thảo luận tại tọa đàm 'Dựng hàng pháp lý nhằm ngăn chặn giới trẻ tiếp cận sản phẩm thuốc lá mới'.
Tại tọa đàm ngày 18/8, các chuyên gia đưa ý kiến về quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng nhằm giải quyết tình trạng nhập lậu và tiêu thụ trái phép gần đây.
Liên đoàn Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức Tọa đàm 'Khung khổ pháp lý để quản lý thuốc lá thế hệ mới' nhằm quản lý tốt hơn thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng.
Thuốc lá thế hệ mới dù sản xuất từ thuốc lá hay nguyên liệu thay thế thì vẫn là thuốc lá. Kiểm soát thuốc lá thế hệ mới bằng khung pháp lý sẽ góp phần phòng chống buôn lậu và hạn chế tác hại về sức khỏe.
Trong khói thuốc lá có đến 7 ngàn hóa chất độc hại, trong đó 70 chất gây ung thư. Do đó, hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm tổn hao kinh tế cho gia đình, cho đất nước.
Cần nâng cao nhận thức giới trẻ về phòng, chống tác hại thuốc lá thế hệ mới, ngăn chặn bằng biện pháp tuyên truyền hoặc hình thức xử phạt.
Kiểm soát các sản phẩm thuốc lá mới ra sao và bằng cơ chế pháp lý nào là nội dung mà Hội thảo 'Kiểm soát thuốc lá mới có trách nhiệm' do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức ngày 5/7 đặt ra.
Thời gian gần đây, việc sử dụng thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử) có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên các chế tài quản lý đối với loại sản phẩm này còn đang thiếu, gây nên những hệ lụy khó lường.
Hiện thuốc lá thế hệ mới chưa có chính sách quản lý, chưa được phép lưu hành nhưng đã được bày bán trên thị trường và tiếp cận dễ dàng.
Tình trạng thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử hiện nay đang rất đáng lo ngại nhưng nghiêm trọng hơn, đó là hiểm họa từ những loại ma túy thế hệ mới, 'ẩn núp' trong những điếu thuốc lá chứa tinh dầu có vẻ ngoài 'sành điệu', hấp dẫn.
Theo ĐBQH Hoàng Đức Thắng, việc thay đổi, bổ sung, điều chỉnh luật còn nhiều so với chương trình chính thức.
Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng về bản chất và lý luận, nếu các sản phẩm thuốc lá mới nào đã có thành phần của thuốc lá thì phải được quản lý theo quy định vì không có rào cản pháp lý khi cho phép thương mại sản phẩm này.
Cần phải có những khung pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp nhất để quản lý thuốc lá thế hệ mới.
Buôn lậu các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng... ngày càng khó kiểm soát. Nếu không có biện pháp quản lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy lâu dài khó khắc phục.
Buôn lậu các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, ngày càng khó kiểm soát, nếu không có biện pháp quản lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy lâu dài khó khắc phục. Để tháo gỡ các quan ngại về thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng, nhiều ý kiến cho rằng, việc hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 67 năm 2013 là giải pháp quan trọng để giải bài toán kiểm soát thuốc lá thế hệ mới.
ĐBP - Để từng bước xây dựng môi trường sống an toàn, không khói thuốc, trong năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh đã tích cực tuyên truyền, triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá. Từ đó, góp phần từng bước đưa Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đi vào cuộc sống, hướng tới một xã hội văn minh không khói thuốc lá.