Từ Sài Gòn đến New York, nếu cất cánh bay thẳng theo đường kinh tuyến, xuyên Thái Bình Dương thì được xem như chúng ta bay nửa vòng trái đất. Nhưng có lẽ do nhu cầu lấy khách, trả khách; hay có thể vì lý do an toàn bay; hoặc do quy định của hàng không quốc tế mà chiếc Boing 787 của hãng hàng không EVA AIR lại bay dọc theo bờ biển Việt Nam vòng lên phía bắc, hạ cánh xuống sân bay Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc).
Trong bàng bạc ký ức nơi xóm làng, luôn có một mái hiên. Đó là nơi những vòm cây che mát bọn nhỏ chơi nhảy dây; là nơi hàng tre rì rào những trưa hè chờ đám bạn đến lớp; là nơi bà đặt chiếc ghế nhựa màu nâu tựa lưng, vừa móm mém nhai trầu, vừa kể vài ba câu chuyện mở đầu bằng 'hồi ấy'.
Tháng Ba, đi dọc con phố ở chợ Thái, bên cạnh các loại hoa rực rỡ sắc màu, tôi bắt gặp gánh hoa bưởi đơn sơ của mấy bà, mấy chị bên sông. Từng chùm hoa trắng tinh khiết được sắp xếp ngay ngắn trong chiếc mẹt tre, nhẹ nhàng tỏa ra hương thơm thanh tao, quyến rũ đến lạ. Giữa phố thị ồn ào, không rực rỡ tỏa sắc, cũng chẳng nồng nàn, hoa bưởi dịu dàng níu giữ bước chân bao người, như một lời mời gọi duyên dáng của tháng Ba, làm nao lòng những người con xa quê.
Từ lâu, vùng nuôi cá ven sông Hậu thuộc xã Phú Bình, Hòa Lạc (huyện Phú Tân) được mệnh danh là 'thủ phủ' cá nàng hai (thát lát cườm). Bởi, mỗi năm ngư dân ở đây cung cấp cho thị trường khoảng 1.000 tấn cá thương phẩm vang xa khắp vùng.
Sáng tinh mơ, rảo một vòng bên cồn, mới thấy hết không khí làm ăn tất bật của nông dân. Quanh năm, họ cần mẫn chăm chút từng luống hoa, đám rẫy để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.
Sát Tết... khi phố phường Đồng Hới tràn ngập sắc Xuân với mai, đào, muôn hoa khoe sắc thắm thì ở một vùng đất xa thật xa, bản biên giới Dốc Mây, xã Trường Sơn (Quảng Ninh), những người lính biên phòng và các đơn vị đồng hành cũng vừa kết thúc một hành trình đầy gian khó, 'cõng' nhà lên cho đồng bào Bru-Vân Kiều sinh sống tại Dốc Mây.
Sáng sớm, men theo kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành) bắt gặp hàng chục ghe cào nổ máy lạch phạch kéo hến. Trên bờ, những vựa thu mua hến tấp nập người đến, người đi, tạo nên khung cảnh nhộn nhịp của làng quê mùa nước nổi.
Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: 'Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại'.
Chuyện vay vốn thoát nghèo ở xã Hàm Minh là một điển hình, trong việc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Bởi đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, đời sống, thu nhập của người nghèo được cải thiện, nâng lên đáng kể.
Vẫn chưa đưa xe ra khỏi nhà được các ông ạ. Ông điện lực vừa mới hoàn trả vỉa hè thì bên phường lại tiến hành thay toàn bộ gạch lát vỉa hè thành đá...
Từng này tuổi rồi, nửa đời người rồi mà vẫn còn có nội để mỗi lần về thăm rúc đầu vào lòng nghe nội mắng 'mồ tổ cha bây đi đâu sao lâu quá chừng mới ghé' thì còn gì hạnh phúc hơn.
Tiếng mưa trên mái lá nghe rõ 'lộp độp', chái bếp sau nhà trở thành nơi ấm cúng nhất, mùi cơm chiều làm cái bụng đói cồn cào, mớ tro than còn trong cà ràng má vừa kho niêu cá, vẫn đủ nóng…
Nói về sự nổi tiếng của nữ ca sĩ Anh Thơ - giảng viên khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - hẳn ai cũng biết, nhưng một số chuyện đời tư của nữ ca sĩ này chắc còn ít người được biết.
Họ không phải là những đại gia về tiền bạc, đất đai nhưng quảng đại về sự hy sinh, sẵn sàng bỏ ra cả trăm m2 đất đắt đỏ giữa trung tâm Đà Lạt (Lâm Đồng) để mở rộng đường mà không nhận bất kỳ đồng tiền đền bù nào, thậm chí còn tự bỏ tiền xây lại hàng rào. Tất cả họ chỉ có một suy nghĩ: Hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể.
Khi yêu thích một món ăn, đôi khi không hẳn vì quá ngon mà vì khi thưởng thức những món đó chúng ta có dịp ôn lại những kỷ niệm ngày cũ
Về xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, hỏi ông Năm Gấu hầu như ai cũng biết. Năm Gấu, cái tên thoạt nghe dễ khiến người khác hình dung đến một người đàn ông vạm vỡ và nghiêm nghị, nhưng không, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND), Đại tá Trần Văn Năm (Năm Gấu) có dáng người cân đối và nụ cười hiền lành.
Bùi Sỹ Hòa
Ngang qua con hẻm nhỏ về nhà, anh nghe mấy bà mấy chị túm tụm xì xầm nhỏ to chuyện về mẹ anh. Nào là 'làm bí thư chi bộ thôn mà nói không ăn một cắc thì làm làm gì', nào 'cái xe vừa mới sắm mấy chục triệu đó lấy đâu ra', rồi thì 'bên ngoài thì nói toàn điều hay lẽ phải, nhưng ai biết trong tâm thế nào'… Anh đem chuyện nghe được về kể lại với mẹ. Mẹ không buồn, chỉ nhìn anh rồi mỉm cười: Từ xưa đến nay, dù đảm trách bất cứ công việc gì, mẹ cũng đều sống tròn từ trong tâm mình.
Đúng 1 năm trước, từ lời kêu gọi của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TPHCM ngày 29/5/2021, nhóm tình nguyện viên là các nghệ sĩ đã xung kích lên đường tham gia hỗ trợ lực lượng y tế trong công tác phòng chống dịch tại một số địa bàn của thành phố ngay khi bùng phát những chùm ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trong làn sóng dịch thứ 4.
Sau 4 năm làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, cựu chiến binh Nguyễn Văn Mão (ấp 1, xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) trở lại quê nhà vui với ruộng đồng, vườn tược. Vợ chồng ông cải tạo đất hoang thành ruộng lúa, vườn mai 'hái ra vàng' trong khi sức khỏe của ông chỉ còn lại 29%.
Tiếng cười trong đời sống ngôn ngữ và văn hóa của người Việt quả thật trăm hình nghìn vẻ với đủ các trạng thái, sắc thái khác nhau. Có những tiếng cười đồng nghĩa với vui vẻ, thích thú, sung sướng như cười ồ, cười rộ, cười khà, cười xòa, cười sặc, cười vỡ bụng… và cũng có những tiếng cười với sắc thái ngược lại, bộc lộ những thái độ như khinh thường, chê trách, hờn giận, căm tức.
Người dân ở đất đảo Lý Sơn quen với hình ảnh cụ ông Dương Kiên (74 tuổi) ở thôn Đông An Vĩnh, hơn 40 năm qua cần mẫn mang dòng nước ngọt mát lành đến với mọi nhà.
Thấy tôi mang chiếc xe đạp cũ của con đến lắp thêm phụ kiện, ông sửa xe đầu ngõ cười khà, tấm tắc: 'Chú mua phụ tùng ở đây là sáng suốt vì tránh được chiêu 'bia kèm lạc' của cửa hàng, lại được bảo hành chu đáo'. Dừng lời, ông chuyển sang than phiền:
'Tôi nay đã ngoài bẩy mươi - Vẫn có sức khỏe như thời thanh xuân - Xe ga xe số xa gần - Vẫn tự cầm lái chưa cần đến ai - Có được sức khỏe hôm nay - Là nhờ thầy giỏi, thuốc hay Tâm Bình'
Họ là những người dường như không có khái niệm thời gian, thầm lặng bươn chải trên đường đời. Cuộc sống của họ gắn liền với bóng tối, xoay xở tìm cách bước qua bóng tối bủa vây mình để sống mạnh mẽ hơn...
Quà Tết nay đã khác xưa với nhiều lựa chọn đa dạng nhưng tình cảm dành cho gia đình, cho những người thân yêu vẫn luôn thiêng liêng, ấm ấp như ngàn đời vẫn vậy.
'Mùa thu là gì?'. Con gái nhỏ đã hỏi tôi như vậy khi học bài tập đọc bốn mùa trong sách giáo khoa. Có lẽ nó không thấy những dấu hiệu của mùa thu nơi miệt quê này giống như những điều bài văn trong sách giáo khoa tả.
Đối diện với tuổi già và bệnh tật nhưng nghệ sĩ Mạc Can vẫn giữ sự lạc quan, tính hài hước vốn có. Sau vụ tai nạn mới đây, Mạc Can cho biết ông không sợ chết.