Theo trang Middle East Eye (Anh), Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra giải pháp để tiếp tục thanh toán hàng tỷ USD chi phí nhập khí đốt Nga, sau khi lệnh miễn trừ trừng phạt của Mỹ hết hiệu lực.
Thuật ngữ suy thoái chỉ sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực trong một khoảng thời gian. Điều này đã xảy ra ở Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - trong hai năm nay.
Theo hãng tin Reuters (Anh), nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Arctic LNG 2 của Nga - một trong những dự án năng lượng trọng điểm của Điện Kremlin, chính thức đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thứ hai.
Mới đây, chính phủ Cuba cho biết, Nga sẵn sàng chi hàng chục triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp nước này đầu tư vào các dự án tại đảo quốc Caribe.
Theo dữ liệu từ Eurostat và tính toán của TASS, Liên minh châu Âu (EU) vẫn chi tới 4,5 tỷ EUR để nhập khẩu khí đốt Nga trong quý I/2025, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nền kinh tế Nga đã chứng minh được khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên, bất chấp 'cơn bão' trừng phạt của phương Tây. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ tăng cường áp lực bằng các lệnh trừng phạt thứ cấp?
Ngày 14/5, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các Đại sứ của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga.
Châu Âu đang tích cực 'bơm' đầy kho dự trữ khí đốt dưới lòng đất mà không sử dụng nguồn cung cấp qua đường ống của Nga. Khu vực cũng đang nỗ lực tách rời hoàn toàn khí đốt Moscow vào năm 2027. Tuy nhiên, kế hoạch này có vẻ đang là một thách thức.
Ngày 14/5, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga, siết chặt kiểm soát đội tàu chở dầu 'ngầm' của nước này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Grushko cho biết, những quốc gia châu Âu ủng hộ Ukraine đã không thể khiến Nga suy yếu nhưng vẫn muốn kéo dài cuộc xung đột.
Đúng 10h ngày 9-5 theo giờ địa phương, tức là 14h cùng ngày theo giờ Việt Nam, lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Mátxcơva (Nga) bắt đầu.
Hình ảnh Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại ở thủ đô Moscow, Nga sẽ được HTV phát trực tiếp lúc 14h ngày 9/5 (giờ Việt Nam).
Vẫn biết trong xung đột, chiến tranh chuyện gì cũng có thể xảy ra, nhưng dư luận quốc tế vẫn sốc trước lời cảnh báo của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Những ngày này, ở xứ bạch dương, đoàn Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ đang tích cực luyện tập cho ngày lễ chính: Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025).
Giá dầu thế giới hôm nay duy trì sắc đỏ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm nhẹ; trong khi Ấn Độ đang giảm mua LNG do giá tăng vọt.
Mới đây, Nga và Iran đã ký thỏa thuận năng lượng mới, trong đó, Moscow sẽ cung cấp cho Tehran khoảng 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm.
Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện trong 20 năm được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nga và Iran trong bối cảnh hiện nay.
Thời gian qua, có nhiều đồn đoán cho rằng, Mỹ và Nga muốn đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) được sửa chữa và hoạt động trở lại.
Ngày 24/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận, không có cuộc đàm phán nào với Mỹ và châu Âu về việc cung cấp thêm khí đốt từ Nga.
Ủy ban châu Âu (EC) đang khẩn trương đánh giá khả năng cấm các công ty thuộc Liên minh châu Âu (EU) ký hợp đồng mua mới nhiên liệu hóa thạch từ Nga.
Ngày 20/4, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, trong quý I/2025, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 14,7% lượng dầu nhập khẩu từ Nga, xuống còn 24,315 triệu tấn.
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua. Phải chăng cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đã lan sang lĩnh vực năng lượng?
Tại họp báo diễn ra gần đây ở Moscow, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, trong bối cảnh hiện nay, việc thảo luận về khả năng tăng nguồn cung khí đốt Nga sang châu Âu là 'vô nghĩa và không có cơ sở thực tế'.
Ngày 17/4, Thủ tướng Czech Petr Fiala cho biết, quá trình phụ thuộc vào dầu mỏ Nga kéo dài suốt 60 năm của nước này đã chính thức kết thúc.
Một quan chức Liên minh châu Âu (EU) giấu tên nói với hãng Reuters (Anh) rằng, khối vừa rút kế hoạch cấm nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 17 sắp công bố.
Ngày 4-4, Người phát ngôn Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, đưa ra nhận định này khi được hỏi về biện pháp thuế mới của chính quyền Mỹ.
Việc cắt đứt quan hệ với hoạt động nhập khẩu năng lượng của Nga diễn ra chậm chạp một cách đau đớn, với một báo cáo phát hiện rằng ngay cả năm 2024, số tiền EU đã trả cho nhiên liệu của Nga còn nhiều hơn khoản khối đã viện trợ cho Kiev.
Ngày 2-4, Người phát ngôn Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, đã lên tiếng chỉ trích Mỹ im lặng trước việc quân đội Ukraine tấn công cơ sở năng lượng của Nga.
Khánh Hòa giảm sự phụ thuộc khách Trung Quốc bằng cách kích cầu thị trường khác như Hàn Quốc, Kazakhstan, Nga. Tuy nhiên, dòng khách ngoại vẫn còn mất cân đối.
Ngày 1/4, chính phủ Thụy Sỹ thông báo, giá trị tài sản của Nga bị phong tỏa tại nước này do lệnh trừng phạt kinh tế ở mức 7,4 tỷ Franc (tương đương 8,38 tỷ USD) vào cuối tháng 3/2025, tăng mạnh so với mức 5,8 tỷ Franc một năm trước đó.
Gần đây, đại diện của Bộ Kinh tế Đức tiết lộ, nước này không có ý định nhận khí đốt Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).
Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế thứ cấp đối với toàn bộ dầu mỏ xuất khẩu của Nga nếu không đạt được thỏa thuận giữa hai nước về việc chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Ngày 27/3, Tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember công bố, lượng nhập khẩu khí đốt Nga của Liên minh châu Âu (EU) tăng 18% trong năm 2024, bất chấp kế hoạch loại bỏ năng lượng từ quốc gia này vào năm 2027 của khối.
Ngày 27/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, số tài sản trị giá 230 tỷ EUR (248,12 tỷ USD) của Nga đang bị phong tỏa ở châu Âu có thể được sử dụng cho công cuộc tái thiết trong tương lai.
Năm 2024, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga tăng 4,2% và vượt mốc 200.000 tỷ Ruble (tương đương 2.370 tỷ USD), tăng gần gấp đôi so với năm 2020 (107.300 tỷ Ruble). Động lực tăng trưởng kinh tế Nga là nhu cầu trong nước, cả đầu tư và tiêu dùng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đánh thuế 25% với tất cả các quốc gia mua dầu từ Venezuela nhưng biện pháp này có thực sự nhắm đến quốc gia Nam Mỹ?
Theo trang Bloomberg, Tổng thống Vladimir Putin tự tin rằng, nguồn cung khí đốt Nga cho châu Âu có thể tăng trở lại, nếu một thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột Ukraine được ký kết.
Ngày 25-3, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết, Mátxcơva muốn 'thị trường ngũ cốc và thị trường phân bón có thể dự đoán được' và 'không ai muốn loại trừ Nga khỏi các thị trường này'.
Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á đối với du khách Nga trong thời gian vừa qua.
Đến thời điểm hiện tại, châu Âu vẫn không sử dụng khoản tiền 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga bị đóng băng tại lục địa này để viện trợ cho Ukraine. Nguyên nhân là gì?
Gần đây, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết, yêu cầu miễn trừ các khoản thanh toán khí đốt của Budapest cho Nga khỏi lệnh trừng phạt của Mỹ đã được chấp thuận.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Anh Emma Reynolds ngày 21/3 cho biết, nước này đã phong tỏa hơn 25 tỷ Bảng Anh (khoảng 32 tỷ USD) tài sản của Nga kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng phát cách đây hơn 3 năm.
Trang DW trích tài liệu được công bố sau Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/3 cho thấy, khối này quyết định không tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa từ năm 2022.
Nền kinh tế Nga đã phục hồi và đủ vững vàng trước 16 vòng trừng phạt mạnh mẽ của Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine đã kéo dài hơn 3 năm. Câu hỏi đặt ra là liệu châu Âu có thể chịu được tổn thương đến đâu để duy trì các biện pháp đối phó với xứ bạch dương?
Dù không đạt được đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ ngày 18/3 cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Ngày 19-3 (giờ Việt Nam), truyền thông quốc tế đưa tin, Ukraine đã mua 100 triệu mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ, trong khuôn khổ thỏa thuận giữa công ty nhà nước Naftogaz (Ukraine) và Orlen (Ba Lan).
Thời gian qua, đã có những cuộc tranh luận của các nhà lãnh đạo châu Âu về việc sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để bồi thường cho Ukraine. Hiện tại, vấn đề này vẫn đang bế tắc, chưa tìm được lời giải đáp.
Gần đây, hãng thông tấn Nga Interfax đưa tin, Tập đoàn Gazprom ghi nhận khoản lỗ ròng 12,89 tỷ USD (tương đương 1.076 nghìn tỷ Ruble) trong năm 2024. Đây là cú trượt dốc mạnh mẽ so với mức lợi nhuận 8,3 tỷ USD vào năm 2023.
Sau thời ngắn làm việc cho Bộ Nội vụ Nga, Pavel Stepchenko nghỉ hưu ở tuổi 23, trở thành người nhận lương hưu trẻ nhất nước này và trên thế giới.
Phát biểu tại Brussels (Bỉ) ngày 17/3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Robert Habeck nhấn mạnh, việc thảo luận về khả năng sửa chữa hay tái khởi động đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) 1 và 2 là một hướng đi sai lầm.
Khi nhà điều hành đường ống Nord Stream đang phải đau đầu với các thủ tục pháp lý ở châu Âu, thì đồn đoán về quan hệ đối tác khí đốt giữa Mỹ và Nga ngày càng tăng. Khí đốt xứ bạch dương có thể trở lại lục địa già?