Cá nhân, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tái chế từ nhựa, giấy, thủy tinh sau thu gom tại Hà Nội sẽ được miễn tiền thuê đất trong 6 năm và được miễn 20 loại phí, lệ phí.
Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, mỗi khách du lịch lưu trú có lượng rác thải trung bình khoảng 1,2 kg/ngày đêm, trong khi mỗi khách du lịch không lưu trú là khoảng 0,5 kg/ngày, trong đó rác thải nhựa chiếm khoảng 60%...
Giải pháp cầu cạn để đầu tư các dự án hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL, nhất là các tuyến cao tốc là lựa chọn hợp lý. Đây là hướng đi có thể hóa giải được nhiều vấn đề mà khu vực ĐBSCL đang phải đối mặt.
Dù cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU đã chính thức bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ tháng 10/2023, nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong trạng thái 'mơ hồ', thiếu thông tin và chưa có bước chuẩn bị cần thiết để thích ứng. Thực tế này đặt ra những rủi ro lớn cho xuất khẩu, đặc biệt là với các ngành có lượng phát thải carbon cao như thép, xi măng, nhôm và phân bón.
Công tác bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam cần sự chung tay từ các cơ quan nhà nước, tổ chức bảo tồn, khu vực tư nhân, cộng đồng địa phương và sự hỗ trợ từ quốc tế.
Vừa qua, UBND thành phố Hà Tĩnh phối hợp với WWF Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết hành động giảm nhựa theo Dự án 'Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam' trên địa bàn. Tham dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Môi trường, đại diện WWF Việt Nam và lãnh đạo thành phố Hà Tĩnh.
Nhân Ngày Môi trường Thế giới (5/6/2025), Việt Nam tiếp tục khẳng định quyết tâm hành động vì một môi trường sống trong lành, bền vững với chủ đề 'Chấm dứt ô nhiễm nhựa'. Những nỗ lực từ cấp quốc gia đến cộng đồng dân cư đang từng bước lan tỏa lối sống xanh, thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng nhựa.
Lãnh đạo Bộ Nông nông nghiệp và Môi trường hy vọng thông qua Tháng hành động vì môi trường, Ngày Môi trường thế giới, mỗi người dân sẽ cùng hành động, không thờ ơ trước ô nhiễm nhựa.
Chống ô nhiễm nhựa không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mở đường cho kinh tế xanh, thúc đẩy sản xuất sạch và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.
Khi mặt trời vừa ló rạng trên những tán cây rừng nguyên sinh Đakrông (Quảng Trị), một đoàn người lặng lẽ xuất phát từ phía Trạm Kiểm lâm Triệu Nguyên, mang trên vai là những ba lô đựng máy định vị GPS, bẫy ảnh, vỉ bắt côn trùng, sổ tay ghi chép, ống nhòm và bộ thiết bị phân tích ADN dã chiến. Tất cả đi sâu vào rừng…
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng từ lâu giới khoa học dự báo sẽ chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu (BĐKH). Từ những dự báo đó, thời gian qua, 17 dự án về thích ứng với BĐKH được tài trợ bằng vốn vay ODA nước ngoài được triển khai. Tổng vốn đầu tư các dự án này lên đến 99.133 tỉ đồng. Ngoài ra, còn nhiều dự án nghiên cứu khoa học chung quanh vấn đề thích nghi với BĐKH do các viện, trường trong vùng hợp tác thực hiện.
Với thông điệp 'Chuyển dịch Xanh - Tương lai Xanh', Giờ Trái đất năm 2025 không chỉ kêu gọi tắt đèn mà còn hướng đến cam kết dài hạn của các cá nhân và doanh nghiệp trong việc giảm phát thải, chuyển đổi xanh và tiến tới Net Zero (phát thải ròng bằng 0).
Giờ Trái đất không chỉ là một sự kiện thường niên mà còn góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Thiếu quy định, doanh nghiệp không mặn mà với hoạt động bảo vệ môi trường... đã khiến cho ngành thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn khó chuyển đổi xanh.
Chiều 20-2, tại Hà Nội diễn ra cuộc họp báo công bố chương trình nghệ thuật quy mô lớn vì khí hậu Hạ Long 2025 (Art for Climate Festival Halong 2025).
Chương trình Nghệ thuật vì khí hậu - Hạ Long 2025 sẽ là nơi những tác phẩm nghệ thuật thăng hoa cùng thông điệp bảo vệ môi trường, truyền cảm hứng mạnh mẽ về hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việc nhanh chóng xây dựng và quảng bá rộng rãi bộ tiêu chí hướng dẫn đánh giá và nhận diện các doanh nghiệp thương mại điện tử xanh, mô hình thương mại điện tử bền vững, không bao bì nhựa khó phân hủy là cần thiết, qua đó sẽ hỗ trợ thương mại điện tử phát triển bền vững, thân thiện hơn với môi trường.
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.
WWF Việt Nam đánh giá mô hình 'Chợ phân loại rác và ủ phân từ rác hữu cơ' ở Hà Tĩnh có hiệu quả cao, khuyến khích thực hiện, nhân rộng tại các địa phương.
Việc trồng cây xanh, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là thách thức, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang nằm trong top 5 đồng bằng dễ bị tổn thương nhất thế giới, khi đối diện với nhiều thách thức.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước...
Trong Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2024, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã chỉ ra hai xu hướng lớn là: gia tăng rác thải nhựa và thương mại điện tử xuyên biên giới.
Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2024 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố, năm 2023 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên thương mại điện tử (TMĐT) vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. VECOM ước tính tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này tăng trên 25% so với năm 2022 và đạt 25 tỷ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hóa trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD, thương mại điện tử chiếm khoảng 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
Với sự hỗ trợ đắc lực từ thương mại điện tử, xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam sẽ bước từ giai đoạn khởi động sang giai đoạn cất cánh, mở ra một cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt. Dự báo, xuất khẩu trực tuyến của nước ta có thể đạt tới 13 tỷ USD vào năm 2027.
80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường, song 31% khách hàng vẫn chưa chọn giải pháp thân thiện với môi trường vì 'phải trả thêm tiền'.
Trong năm 2024, có tới 80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường.
Hướng ra biển là thịnh vượng. Ước tính kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 có thể chiếm hơn 1/3 GDP tương đương 23,5 tỉ USD.
Sáng 21/11, UBND xã Tân Ân Tây phối hợp với Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi tôm - rừng, gắn với công bố chứng nhận Dự án tôm - rừng đạt chứng nhận ASC tại xã Tân Ân Tây, Huyện Ngọc Hiển.
Việt Nam được đánh giá là một trong những 'điểm nóng' trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng 'thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe', nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.
Ô nhiễm nhựa được coi là thách thức nghiêm trọng và cấp bách. Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa (INC) nhằm tạo dựng một khuôn khổ pháp lý hướng đến mục tiêu chấm dứt tình trạng này đang được nhiều nước quan tâm, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam đang tích cực chuẩn bị nội dung tốt nhất cho cuộc đàm phán cuối cùng tại Hội nghị Liên Chính phủ đàm phán INC-5 để tiến tới một thỏa thuận chung toàn cầu giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa.
Để hướng tới thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa, đại diện của UNDP và WWF Việt Nam đã đề xuất 8 khuyến nghị để đưa vào nội dung chương trình đàm phán tại INC-5 tới đây.
Ngày 5-11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức Hội thảo kỹ thuật với chủ đề 'Hướng tới Busan - Kịch bản cho Việt Nam'.
Trước thềm Hội nghị Liên chính phủ đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, phiên thứ 5 (INC-5) (sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến 01/12/2024 tại Busan, Hàn Quốc), Hội thảo kỹ thuật với chủ đề 'Hướng tới Busan - Kịch bản cho Việt Nam' đã được tổ chức với mục tiêu tham vấn và xây dựng phương án đàm phán, kịch bản của Việt Nam.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo 'Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu' với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.
Sáng 18/10, đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh và Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam).