Công ty cổ phần Mía đường Sơn La có 440 cán bộ, công nhân lao động tại 1 nhà máy và 3 xí nghiệp trực thuộc. Từ đầu vụ sản xuất đến nay, công nhân chia làm 3 ca sản xuất liên tục, nỗ lực thi đua, sản xuất, lập thành tích chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.
Diện tích trồng mía của tỉnh này lên tới hơn 600 ha.
Nhà đầu tư Nhật Bản sớm nhìn ra cơ hội kinh doanh tiềm năng từ việc tạo ra tín chỉ carbon tại thị trường Việt Nam.
Dù ghi nhận có sự hồi sinh và tăng trưởng đáng kể về sản lượng và giá, nhưng ngành mía đường Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức.
Trong thời gian tới, 8.000 hộ nông dân trồng mía cho Lasuco sẽ có thêm một nguồn thu nhờ bán tín chỉ carbon. Đây là tín hiệu vui và qua đó cho thấy tiềm năng của việc bán tín chỉ carbon trong ngành nông nghiệp, không chỉ đối với nông dân trồng mía mà còn mở ra cơ hội cho những cây trồng khác.
Trong bối cảnh tình trạng nóng lên toàn cầu và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt trở nên thường xuyên hơn, gây ra nhiều tổn thất cho năng suất ngành mía đường nói riêng. Điều này đòi hỏi ngành mía đường phải có chiến lược thích ứng khí hậu để nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Lộc, tác động từ đường nhập lậu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành đường trong nước, khiến 16 trên tổng số 41 nhà máy sản xuất đường phải đóng cửa.
Kể từ năm 2021, sau khi Việt Nam áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu, ngành mía đường trong nước đã và đang ghi nhận sự hồi sinh. Nếu như trong giai đoạn 2011- 2021, diện tích mía sụt giảm từ 283.000 ha niên vụ 2011/12 xuống chỉ còn 146.938 ha trong niên vụ 2021/22, thì 3 năm qua đã tăng trở lại, hiện đạt gần 175 nghìn ha…
Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh chênh lệch nhu cầu và nguồn cung.
Đường lỏng có hai loại, một loại từ đường mía và loại còn lại là từ ngô. Loại đường từ siro ngô gây nhiều tác hại cho người sử dụng như béo phì, mỡ gan, thậm chí là ung thư.
Sáng 10/11, UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Báo Người Lao động tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề 'Để mía không đắng', dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Hữu Thế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và TS. Tô Đình Tuân - Tổng Biên tập Báo Người Lao động. Tham dự hội thảo có đại diện các Bộ NN&PTNT, Công thương, Viện Nghiên cứu mía đường, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các doanh nghiệp mía đường và đại diện một số hộ nông dân trồng mía trên địa bàn.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, hiện có nhiều tồn tại, hạn chế khiến ngành mía không còn ngọt.