Chuyển đổi số thủ tục hành chính đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam và mang lại nhiều lợi ích rõ rệt. Tuy vậy, không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận. Khoảng cách về thiết bị, kỹ năng và hạ tầng vẫn hiện hữu, đặc biệt với các nhóm yếu thế. Thách thức đặt ra là làm sao để tiến trình số hóa không trở thành một chặng đua mà chỉ những người đủ điều kiện mới có thể theo kịp.
Tờ Korea Herard dẫn cảnh báo của một viện nghiên cứu tư nhân tại Seoul cho biết, dân số Hàn Quốc có thể giảm chỉ còn 15% so với mức hiện tại vào năm 2125 nếu xu hướng suy giảm nhân khẩu tiếp tục không được kiểm soát.
Hội thảo 'Lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần vào y tế cơ sở' tập trung trao đổi các giải pháp thực tiễn nhằm tích hợp dịch vụ sức khỏe tâm thần vào hệ thống y tế cơ sở, góp phần xây dựng chính sách lâu dài và bền vững.
Ngày 12/6/2025, tại Hà Nội, Trường Đại học Y tế công cộng đã tổ chức hội thảo với chủ đề 'Lồng ghép Chăm sóc Sức khỏe Tâm thần vào Y tế Cơ sở: Bằng chứng Khoa học và Chính sách Phát triển Bền vững'.
Bộ Y tế đang lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Dân số (sửa đổi) và đề xuất: Phụ nữ sinh đủ hai con ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là đề xuất thiết thực để khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con, góp phần thực hiện các mục tiêu về dân số.
Dân số được xem là 'mẫu số chung' cho bài toán phát triển kinh tế - xã hội, nhưng trong giai đoạn hiện nay, công tác dân số Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức. Đã đến lúc chính sách dân số không chỉ dừng lại ở mục tiêu kiểm soát dân số như giai đoạn trước, mà phải chuyển mình thành một hệ thống đồng hành với người dân - nhất là các gia đình trẻ.
Mới đây, quy định về việc đảng viên sinh con thứ ba trở lên sẽ không còn bị kỷ luật được xem là mở đường cho những thay đổi tích cực trong chính sách dân số.
Trong nhiều thập niên, nhân loại từng ám ảnh bởi viễn cảnh dân số bùng nổ, khi tài nguyên cạn kiệt trước nhu cầu của hàng tỷ người. Thế nhưng giờ đây, mối nguy thầm lặng nhưng không kém phần nghiêm trọng đang dần lộ diện: Tỷ lệ sinh đang 'lao dốc' trên phạm vi toàn cầu, đe dọa làm đảo lộn mọi trật tự kinh tế - xã hội trong tương lai.
Nhiều chính sách đang được sửa đổi để khuyến khích sinh như: Bộ Chính trị yêu cầu không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3; miễn giảm học phí.
Trong dự thảo Luật Dân số trình Chính phủ, Bộ Y tế đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản từ 6 tháng lên 7 tháng.
Trong báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê, hiện nước ta có 14,2 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Tới năm 2030, con số này sẽ tăng lên xấp xỉ 18 triệu người, cao hơn dự báo trước đó.
Chính sách dân số đã được Đảng và Nhà nước ta chú trọng trong suốt hơn 60 năm qua, cùng với nỗ lực trên toàn cầu, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong công tác về dân số. Những thành tựu đạt được của công tác dân số đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải trải qua giai đoạn biến động nhân khẩu học sâu sắc, tình hình dân số nước ta đã có những thay đổi căn bản. Kỷ niệm 27 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1997 – 26/12/2024), cùng điểm lại 10 xu hướng biến đổi của dân số Việt Nam.
Chuyên gia cho rằng, cần xem xét, tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng quỹ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi trong tương lai.
Theo quan điểm của một số chuyên gia, việc duy trì các ngành đào tạo về dân số cần được chú trọng và quan tâm hơn nữa.
Mức sinh thấp, chênh lệch giới tính, chênh lệch tỷ lệ sinh giữa các vùng miền và già hóa dân số đang nổi lên là những thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam.
Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, việc vẫn xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 trở lên đã không còn phù hợp với tình hình mức sinh thấp trong nhiều năm qua.
Trong suốt những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; sự vào cuộc, tích cực tham gia, phối hợp, nỗ lực triển khai công tác dân số của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức quốc tế, công tác dân số nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Với quy mô dân số đạt hơn 100 triệu người và đang ở thời kỳ dân số vàng, cùng với đó là chất lượng dân số ngày càng nâng cao đã tạo ra những lợi thế to lớn cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Song, các vấn đề về dân số, kinh tế và xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi khác biệt, đòi hỏi hệ thống chính sách, pháp luật hoàn thiện hơn để đáp ứng đủ các điều kiện về nguồn lực, đảm bảo thực hiện toàn diện công tác dân số trong tình hình mới.
Hưởng ứng tháng hành động Quốc gia về Dân số năm 2024, ngày 3/12, tại Trung tâm hội nghị thành phố, Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị Phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và cung cấp thông tin về Dân số và Phát triển.
Trong nhịp sống hiện đại, việc chung sống với người cao tuổi (NCT) trong gia đình đôi khi gặp nhiều khó khăn. Sự khác biệt về quan điểm, lối sống, cộng thêm những thay đổi tâm sinh lý của người già là nguyên nhân không nhỏ gây ra mâu thuẫn, xung đột trong các gia đình.
Ngày 26/11, tại thành phố Ninh Bình, Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho thành viên Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển các huyện, thành phố và 143 xã, phường, thị trấn.
Mới đây, mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp cảnh hành lang chờ tại một lớp học của trung tâm ngoại ngữ, cho thấy không ít trong số những người đang ngồi chờ là các ông, bà cụ cao tuổi với gương mặt khá mệt mỏi. Bức ảnh đã gây ra một số tranh luận liên quan đến câu chuyện trách nhiệm, tình thương hay 'gánh nặng' chăm cháu của một bộ phận không nhỏ người cao tuổi nước ta.
Ngày nay, nhờ công nghệ, chúng ta biết tới những nhà khoa học, những thầy cô dù lớn tuổi nhưng vẫn miệt mài với hành trình một đời của mình…
Theo Viện trưởng Viện Dân số và Sức khỏe kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lão học của Đại học Nhân dân Trung Quốc, ông Đỗ Bằng, dự kiến đến năm 2050, số người trên 60 tuổi ở Trung Quốc sẽ đạt 520 triệu và áp lực chi trả lương hưu trong tương lai sẽ là một thách thức chưa từng có.
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ người cao tuổi (NCT) của nước ta năm 2011 đạt 10%, nghĩa là bắt đầu bước vào quá trình già hóa và sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038, khi có hơn 22 triệu NCT chiếm 20% tổng số dân…
Hơn 6 thập kỷ, người Việt Nam tăng 30 năm tuổi thọ. Nhiều yếu tố giúp người Việt ngày càng có xu hướng sống lâu hơn nhưng điều quan trọng là cần chuẩn bị cho tuổi già như ý.
Hiện tượng số người già tăng lên và số trẻ em sinh ra ngày càng ít là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới
Giới trẻ hiện nay còn đang có xu hướng ngại yêu, sợ kết hôn, sợ đẻ dẫn đến nguy cơ mức sinh xuống thấp, tốc độ già hóa dân số tăng nhanh.
Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, kết quả nghiên cứu cho thấy, việc nghỉ phép dài ngày hơn của cha mẹ giúp cải thiện sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ em. Bởi vậy, bổ sung chế độ thai sản cho người tham gia BHXH tự nguyện và thêm thời gian nghỉ thai sản cho lao động nam không chỉ tăng tính hấp dẫn cho người tham gia BHXH mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Một báo cáo được công bố ngày 6/5 dự báo dân số trong độ tuổi lao động của Hàn Quốc sẽ giảm 1/4 trong hai thập kỷ tới do tỷ lệ sinh đang ở mức thấp lịch sử.
Số người 15-64 tuổi ở mức 36,57 triệu người vào năm 2023, dự kiến sẽ giảm xuống còn 27,17 triệu người vào năm 2044.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng từ 62,5 tuổi năm 1989 lên 74,7 tuổi vào năm 2022, cao hơn tuổi thọ bình quân của thế giới (72 tuổi).
Hàn Quốc đang phải đối mặt với thách thức đáng kể trong ngành giáo dục khi cứ 5 trường tiểu học thì có một trường phải vật lộn với tình trạng số lượng học sinh ngày càng giảm, hậu quả trực tiếp của tỷ lệ sinh thấp kéo dài ở nước này.
Dự báo thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ kéo dài khoảng 10 năm nữa, trong giai đoạn này cần phải có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động để đưa đất nước phát triển như cách mà các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc đã làm. Nếu bỏ qua thời cơ này, đất nước sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.
'Hiện chúng ta có 400 ngàn người cao tuổi làm kinh tế giỏi, hơn 200 ngàn chủ doanh nghiệp là người cao tuổi'.
Ngoài thưởng tiền cho phụ nữ sinh con thứ 2, theo chuyên gia nên có các quy định hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất trong chăm sóc, nuôi dạy trẻ như miễn giảm học phí, viện phí, gia tăng các dịch vụ khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ...
Sáng 9-11, tại Hà Nội, Viện Dân số, gia đình và trẻ em (IPFCS), Trung tâm Trẻ em và Phát triển (CCD) đã tổ chức khai giảng Chương trình đào tạo 'Chuyên viên tư vấn học đường về giới - an toàn thân thể và tình dục'.
Mỗi năm, nước ta có khoảng 1,5 triệu người đăng ký kết hôn và chất lượng giống nòi là vấn đề liên quan rất lớn đến sức khỏe sinh sản của các cặp đôi bước vào đời sống vợ chồng