Khoảng 60% nguyên phụ liệu dệt may đang phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc

Đây là chia sẻ từ Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas). Ông cho biết tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may của Việt Nam hiện nay khoảng 40%, khoảng 60% nguyên phụ liệu là nhập khẩu, trong đó 80% là nguyên liệu từ Trung Quốc.

Vì sao khán giả Trung Quốc nói Phương Mỹ Chi có 'giọng hát cá heo'?

So sánh của khán giả Trung Quốc dành cho Phương Mỹ Chi khiến không ít người tò mò.

Dù khó khăn đến mấy, Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của ngành dệt may Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang cho rằng, dù khó khăn đến mấy thì Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của ngành dệt may. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã bắt đầu sản xuất các đơn hàng lớn, giá trị cao vào thị trường Trung Quốc.

Ngành dệt may, giày dép trước cơ hội lớn từ Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lớn và ổn định của Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành dệt may và giày dép nhờ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường nổi tiếng khó tính, đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ có năng lực sản xuất mà còn phải nâng tầm chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và xã hội khắt khe.

Xuất khẩu chủ động ứng phó rủi ro

Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang trạng thái ứng phó linh hoạt, rút ngắn kế hoạch và tìm giải pháp thích nghi trong ngắn hạn

Khai mạc Triển lãm thương mại denim hàng đầu châu Á – Denimsandjeans Vietnam 2025

Đây là một trong những triển lãm thuộc chuỗi triển lãm quốc tế chuyên ngành denim và phi-denim, đã tổ chức tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản và Ai Cập.

Dệt may Việt Nam muốn đầu tư ra nước ngoài, chủ động chuỗi cung ứng nguyên liệu

Trước áp lực thiếu lao động và yêu cầu về quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời hoàn thiện chuỗi cung ứng nguyên liệu trong nước nhằm nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh.

Chủ động trước biến động thị trường, xuất khẩu dệt may vẫn tăng trưởng khả quan

5 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 17,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2024, tương ứng với mức tăng tuyệt đối 1,6 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp khá tốt…

Doanh nghiệp dệt may thận trọng trước hạn áp thuế đối ứng

Dù lợi nhuận đạt mức tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước trong 6 tháng đầu năm nhưng các doanh nghiệp dệt may cho rằng, vẫn phải thận trọng trong giai đoạn tới, do kết quả đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ chưa 'ngã ngũ' và đang xuất hiện nhiều biến động khác trên thị trường.

Ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ

Ngành dệt may đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 17,58 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2025, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024.

5 tháng đầu năm xuất khẩu dệt may đạt kết quả khả quan, tăng 9% so với cùng kỳ

Chia sẻ tại sự kiện gặp mặt báo chí tổ chức ngày 19/6/2025, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam – Vũ Đức Giang đã đánh giá cao sự chủ động linh hoạt của các doanh nghiệp trong bối cảnh chịu áp lực lớn do nhiều biến động bất định chưa từng có tiền lệ đã bình tĩnh tìm ra các giải pháp gỡ các nút thắt, khó khăn đạt nhiều kết quả tích cực.

Dệt may khởi sắc rõ nét

Số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas): 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cán mốc trên 17,58 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024. Con số này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dệt may và mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD trong năm nay là rất khả thi.

Dệt may Thành Công báo lãi trăm tỷ, cổ phiếu TCM lại 'đỏ'

Sau 2 phiên đi ngang liên tiếp, cổ phiếu TCM của CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công nhanh chóng chuyển đỏ trong phiên 19/6. Kết phiên, cổ phiếu này giảm về 29.000 đồng/cp với tổng khối lượng giao dịch hơn 1,5 triệu đơn vị.

Nhóm công nghiệp chế biến dẫn dắt tăng trưởng, xuất khẩu thu về hơn 180 tỷ USD

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục ghi nhận mức tăng cao, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước và tiếp tục là động lực tăng trưởng của xuất khẩu cả nước.

VITAS tuyển dụng chuyên gia tư vấn trực tuyến cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong và ngoài ngành dệt may tại Việt Nam

Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (Vitas) được sự tài trợ của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), sẽ thực hiện Tiểu dự án 'Chương trình tư vấn chuyên sâu áp dụng công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong và ngoài ngành dệt may tại Việt Nam' thuộc Chương trình Hỗ trợ đổi mới và cạnh tranh (gọi tắt là Chương trình ICG), Hợp phần 3 Dự án Chính sách thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ (gọi tắt là Dự án SwissTrade)...

Kinh tế xanh 'đến cửa', doanh nghiệp Việt vẫn chưa 'mở lòng'

Dù chịu áp lực từ thị trường quốc tế, phần lớn doanh nghiệp Việt vẫn chậm chuyển đổi sang phát triển bền vững và chưa sẵn sàng với báo cáo ESG.

5 tháng đầu năm ngành dệt may xuất siêu gần 7 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu toàn ngành dệt may 5 tháng đầu năm 2025 xấp xỉ 28,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 17,6 tỷ USD, nhập khẩu 10,63 tỷ USD, cán cân thương mại xuất siêu 6,95 tỷ USD.Trong bối cảnh thị trường biến động với các rủi ro liên quan đến thuế quan, nhiều doanh nghiệp đã thích ứng nhanh để chớp thời cơ tăng xuất khẩu, mở rộng thêm đơn hàng mới tại các thị trường EU, Australia, Hàn Quốc...

Xuất khẩu dệt may 5 tháng đạt hơn 17 tỉ đô la

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may hơn 17,58 tỉ đô la Mỹ, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024, nhập khẩu đạt 10,63 tỉ đô la. Như vậy, xuất siêu của ngành dệt may là 6,95 tỉ đô la.

Tin tức kinh tế ngày 9/6: Thực phẩm Việt rộng cửa vào thị trường Singapore

UOB dự báo kinh tế Việt Nam quý II tăng 6,1%; Thực phẩm Việt rộng cửa vào thị trường Singapore; 5 tháng đầu năm, giá gạo xuất khẩu giảm gần 19%… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 9/6.

Xuất khẩu dệt may 5 tháng trên 17 tỷ USD

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) khép lại 5 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may xuất khẩu trên 17,58 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024, nhập khẩu 10,63 tỷ USD, như vậy ngành xuất siêu 6,95 tỷ USD.

Quản lý nguồn nước trong sản xuất: Lời giải bài toán phát triển xanh, bền vững

Tỷ lệ khu công nghiệp xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường không ngừng tăng lên, thể hiện rõ nét sự thay đổi về chất trong cách tiếp cận và hành động của cộng đồng doanh nghiệp. Nhận định nói trên được đưa ra tại Diễn đàn 'Quản lý nguồn nước trong sản xuất công nghiệp Việt Nam 2025' diễn ra mới đây.

Doanh nghiệp dệt may đối mặt nhiều thách thức

Trước việc Mỹ điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, ngành dệt may trong nước cũng đã nhanh chóng mở rộng thị trường thay vì tập trung xuất khẩu vào thị trường truyền thống.

Dệt may, da giày: Nỗ lực chủ động nguồn nguyên liệu

Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đang kéo giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp da giày, dệt may. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần nỗ lực tăng tỷ lệ nội địa hóa, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày chung nỗi lo thách thức thuế quan

Ngành dệt may và da giày Việt Nam trong thách thức thuế quan mới từ Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu, còn tác động lớn đối với quá trình nhập khẩu, tự chủ nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.

Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực tiếp tục đà tăng trưởng

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 5/2025 (từ 01 - 15/5/2025) đạt 36,09 tỷ USD, giảm 6,8% (tương ứng giảm 2,64 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4/2025. Cụ thể, trong nửa đầu tháng 5, trị giá xuất khẩu hàng hóa đạt 16,88 tỷ USD, giảm 18,3% so với nửa cuối tháng 4.

Tránh rủi ro thuế quan của Hoa Kỳ, cấp thiết đa dạng hóa thị trường cho dệt may, da giày

Đa dạng hóa thị trường dệt may, da giày trong bối cảnh Hoa Kỳ điều chỉnh thuế nhập khẩu là vấn đề cấp thiết được đặt ra tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2025 của Bộ Công Thương...

Dệt may Việt Nam tăng tốc đa dạng hóa thị trường

Trước những biến động toàn cầu và yêu cầu chuyển đổi xanh, ngành dệt may Việt Nam đang chủ động mở rộng thị trường để giữ vững vị thế xuất khẩu chủ lực.

Cần thêm các chương trình hỗ trợ chuyên sâu cho doanh nghiệp xuất khẩu

Đại diện các doanh nghiệp kiến nghị cần có thêm các chương trình hỗ trợ chuyên sâu như cung cấp thông tin thị trường, kết nối nhà nhập khẩu phù hợp và tư vấn chiến lược thâm nhập thị trường FTA.

Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác chiến lược ngành dệt may

Gần 100 doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ dự hội thảo trực tuyến thúc đẩy hợp tác dệt may, hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD.

Mỹ không muốn sản xuất tất và áo thun: Cơ hội nào cho dệt may Việt Nam?

Phát biểu của ông Trump về việc Mỹ không ưu tiên sản xuất hàng tiêu dùng giá rẻ mở ra cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam gia tăng xuất khẩu. Dù đối mặt nguy cơ chịu thuế suất cao, ngành dệt may Việt Nam vẫn có lợi thế vượt trội so với các đối thủ nhờ khả năng đáp ứng các đơn hàng phức tạp.

Dệt may Việt Nam tìm hướng đi bền vững giữa áp lực chuỗi cung ứng

Ngành dệt may Việt Nam chuyển hướng phát triển bền vững nhằm đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, xã hội toàn cầu và giữ vững chuỗi cung ứng xuất khẩu.

Phát triển sản xuất xanh:Cần các doanh nghiệp chủ động vào cuộc

Giảm phát thải, chuyển đổi sang các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường là những giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội áp dụng. Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp được tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động vào cuộc mạnh mẽ hơn trong thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất xanh.

'Việt Nam và Ấn Độ có thể mở ra chương mới trong hợp tác dệt may'

Hội thảo 'Hợp tác Việt Nam-Ấn Độ trong ngành dệt may' ngày 23/5 là hoạt động trong chuỗi xúc tiến thương mại nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ USD.

Cơ hội mới trong họp tác dệt may Việt Nam - Ấn Độ

Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước cơ hội hợp tác chiến lược mới khi hai bên có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Công nghệ là chìa khóa cho ngành dệt may chuyển mình xanh hóa

Áp lực phải chuyển đổi xanh và số hóa đang buộc các doanh nghiệp trong ngành dệt may phải thay đổi tư duy và cách vận hành để phát triển bền vững.

Điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp triển khai chậm vì còn nhiều vướng mắc

Phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà trong các khu công nghiệp, khu chế xuất còn gặp nhiều vướng mắc liên quan đến các quy định phát triển, nguồn vốn đầu tư, hạ tầng cùng những vấn đề về tài chính và khả năng thu hồi vốn…

Doanh nghiệp TPHCM: Tìm hướng đi giữa 'thương chiến'

Với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 46 tỷ USD, trong đó thị trường Mỹ chiếm khoảng 16% tổng giá trị, TPHCM kỳ vọng năm 2025 sẽ khởi sắc hơn về xuất khẩu. Tuy nhiên, trước sức ép 'thương chiến' bởi chính sách thuế đối ứng của Mỹ, doanh nghiệp (DN) tại TPHCM vừa nỗ lực duy trì sản xuất, vừa kiến nghị các giải pháp, cơ chế để trụ vững và tạo đà tăng trưởng.

Tin tức kinh tế ngày 16/5: Nhiều ngân hàng được phê duyệt tăng vốn điều lệ

Nhiều ngân hàng được phê duyệt tăng vốn điều lệ; Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo 3 năm; Xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng mạnh trong tháng 4… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 16/5.

Xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng mạnh trong tháng 4

Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội Dệt may Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp phối hợp với các nhãn hàng phía Mỹ để chia sẻ rủi ro và chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp cần tích cực đàm phán với các nhãn hàng để cùng tồn tại.

Doanh nghiệp dệt may tìm phương án đối phó thuế quan từ Mỹ

Từ tháng 4/2025, việc tất cả các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đều bị áp thêm 10% thuế đã và đang tạo ra sự mất cân bằng trong động lực thương mại của ngành dệt may Việt Nam, khi mức thuế trung bình đã tăng từ 5% lên 15%. Điều này đang khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành rơi vào thế khó.

Ngành dệt may và da giày trong nước cần làm gì trước tác động của thuế quan Mỹ?

Việc Mỹ điều chỉnh thuế nhập khẩu sẽ định hình lại ngành dệt may và da giày Việt Nam, nhắc nhở doanh nghiệp cần đánh giá lại chiến lược và hoạt động của mình.

Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp linh hoạt, ứng biến với tình hình mới để đẩy mạnh xuất khẩu

Đại diện Vinatex cho rằng nên kiên định, giữ vững những mục tiêu cần đạt tới, đồng thời linh hoạt, ứng biến, sáng tạo với những phương thức, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

Doanh nghiệp dệt may chủ động ứng phó trước rủi ro thương mại

Trong bối cảnh đang chịu nhiều áp lực từ chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ, doanh nghiệp dệt may đang triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng cũng như nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dệt may Việt Nam trước áp lực chuyển mạnh sang số hóa

Sự chuyển đổi của các công nghệ số và sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chuyển hướng, thay đổi chiến lược kinh doanh và đổi mới công nghệ để phát triển bền vững.