Ngành chăn nuôi lợn chưa thoát ra khỏi giai đoạn khó khăn, song nhiều 'đại gia' trong và ngoài nước vẫn chi hàng tỷ USD xây dựng cơ sở chăn nuôi và nhà máy chế biến. Trước xu hướng đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, một số địa phương kiến nghị Bộ NN&PTNT cần sớm có hướng dẫn về các mô hình đầu tư mới như chăn nuôi lợn theo công nghệ 'nhà cao tầng', cũng như chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư và phát triển chăn nuôi bền vững…
Thu hút dự án chăn nuôi công nghệ cao đang được các địa phương lựa chọn là giải pháp ưu tiên, cần sớm ban hành chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư để tạo thuận lợi phát triển chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, hiện đại.
Tại hội nghị 'Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trong tình hình mới' do Bộ NN&PTNT tổ chức hôm nay (27/7), các đại biểu thống nhất cao với nhận định, chăn nuôi trong tình hình mới đòi hỏi phải tăng cường liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, các doanh nghiệp ngành chăn nuôi lợn cần đầu tư chế biến sâu để đưa ngành bước ra thế giới.
Nhiều tàu cá đóng theo Nghị định 67 khi không may bị cháy, bị chìm trên biển dù đã mua bảo hiểm tàu cá nhưng vẫn mòn mỏi chờ đền bù từ nhiều năm nay.
Giá xăng dầu tăng cao, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm và tác động của dịch Covid-19 khiến hàng loạt tàu của ngư dân huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) phải nằm bờ, thậm chí nhiều chủ tàu đã phải bán tàu để trả nợ.
2 tháng qua, dọc các cảng biển, lạch sông ở Nghệ An, hình ảnh thường thấy chính là hàng trăm tàu thuyền nằm bờ. Việc giá xăng dầu tăng liên tục sau thời gian ra Tết, đã khiến ngư dân không mặn mà vươn khơi, nhiều ngư dân đã 'chuyển hướng' tìm những công việc mới.
Do không có thu nhập từ việc đi biển nên hiện nay nhiều thanh niên đã quyết định bỏ nghề đánh cá để tìm đường đi mới.
Nhiều lao động ồ ạt bỏ quê đi làm thuê, xuất khẩu lao động vì nghề đánh bắt cá gần đây liên tục thua lỗ. Những ngư dân còn gắng bám trụ lại ở quê nhà luôn phải đau đầu tìm bạn thuyền mỗi chuyến ra khơi.
Giá xăng dầu tăng cao, khiến nhiều ngư dân ở Nghệ An phải 'gác thuyền'. Bởi theo họ, chi phí nhiên liệu quá cao, cộng thêm tiền ăn, tiền nhân công, ga, đá lạnh… Trong khi đó, sản lượng tôm, cá đánh bắt không được nhiều, giá không tăng, sức mua trong dịch COVID-19 giảm nên có đi biển cũng không có lãi, thậm chí phải bù lỗ.