Trồng rừng ngập mặn bước đầu được xác định giải pháp hiệu quả để hạn chế những tác động tiêu cực đến khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sinh kế của người dân được giải quyết ra sao để họ 'nhường đất' cho phát triển rừng?
Mùa khô 2024-2025, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được ngành chức năng dự báo từ sớm và sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt ở vùng ven biển. Ngay những tháng đầu năm, xâm nhập mặn đã vào sâu trên các nhánh sông Tiền, sông Hậu từ 30-45km, có thời điểm từ 60-70km. Tuy nhiên, với sự chủ động của các địa phương và việc vận hành linh hoạt các công trình kiểm soát mặn đã giảm thiểu thiệt hại về sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển.
Sản xuất trong nông nghiệp tại khu vực ĐBSCL, nhất là ở các khu vực ven 2 tuyến sông Tiền và sông Hậu thường chịu ảnh hưởng của triều cường, khô hạn và mặn xâm nhập. Từ sau đợt hạn mặn năm 2015 - 2016, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và có nghiên cứu để đầu tư 11 công trình trọng yếu.
Là vựa cá, vựa lúa, vựa hải sản của cả nước nhưng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang đối mặt với nhiều nguy cơ như: sạt lở, ngập lụt, sụt lún, hạn hán… Hệ quả không chỉ là sự gián đoạn trong sinh hoạt, giao thông mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế và an sinh xã hội của hàng triệu cư dân vùng đồng bằng châu thổ.
Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai thường xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và kinh tế nông nghiệp. Hiện ngành chức năng cùng các chuyên gia đang tích cực tìm giải pháp phòng chống hiệu quả, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
ĐBSCL có 168 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, hơn 200 điểm sạt lở nguy hiểm.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 743 điểm sạt lở, với tổng chiều dài 794 km, trong đó có 168 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Diễn biến thiên tai vùng dự báo còn phức tạp, khó lường hơn thời gian tới.
Hơn 70% diện tích đường bờ biển của Cà Mau bị sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, trước thực trạng này tỉnh Cà Mau kiến nghị Chính phủ, Bộ KH&ĐT và Bộ NN&PTNT nghiên cứu, xem xét và phê duyệt một đề án riêng cho tỉnh trong vấn đề bảo vệ đê ven biển.
Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam cho biết, có 8 loại hình thiên tai thường xảy ra ở ĐBSCL ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân, đặc biệt là những cộng đồng nông thôn vốn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp.
Ngày 29/11, tại TP Cần Thơ, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn 'Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng ĐBSCL'.
Tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông tại vùng ĐBSCL đang diễn ra nhanh hơn so với dự báo, đó là nhận định của các chuyên gia tại diễn đàn 'Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng ĐBSCL' do Báo Nông nghiệp phối hợp với Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam tổ chức vào ngày 29/11, tại TP. Cần Thơ.