Tháng tư về, lòng người rạo rực niềm vui hướng về ngày hội lớn của dân tộc. Trong ký ức thấm đẫm tình đồng đội, những cựu chiến binh (CCB), cựu thanh niên xung phong (TNXP), dân quân tự vệ (DQTV) và các lực lượng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ khắp mọi miền Tổ quốc có dịp gặp mặt tại hội trường Bộ Quốc phòng cùng nhau ôn lại một thời hoa lửa.
Hơn 5 năm chiến đấu, ông Nghiêm Xuân Đán (thôn Tri Chỉ, xã tri Trung, huyện Phú Xuyên) là người có thành tích chiến đấu đặc biệt xuất sắc, là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng tên lửa A72 tại chiến trường miền Đông Nam bộ.
Sau khi tiếp nhận thông tin từ địa phương, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn 64, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không-Không quân đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ khẩn trương cơ động phối hợp cùng các lực lượng chức năng và người dân tổ chức đắp đê ngăn lũ.
Tổ hợp tên lửa A89 (9K35 Strela-10) được trang bị cho Tiểu đoàn 172, Trung đoàn 64, Sư đoàn 361 (Quân chủng Phòng không - Không quân) nhằm bảo vệ vùng trời sân bay Nội Bài. Tổ hợp tên lửa này được mệnh danh là 'sát thủ' mục tiêu tầm thấp.
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quang Lộc thì những ký ức về một thời khói lửa chưa bao giờ nhạt phai trong tâm trí. Những trận đánh, hay từng 'con chim sắt' của Mỹ - Ngụy bốc cháy cứ dần hiện về trong trí nhớ dù ông đã ở cái tuổi 'xưa nay hiếm'…
Tổ hợp tên lửa 9k35 Strela-10 do Nga sản xuất, về Việt Nam có tên A-89 do Tiểu đoàn 172, Trung đoàn 64, Sư đoàn 361 sử dụng bảo vệ sân bay quốc tế Nội Bài.
Tổ hợp tên lửa A-89 thuộc Tiểu đoàn 172 có khả năng tự tìm và tiêu diệt mục tiêu trong bán kính 5km nhờ hệ thống radar được lắp trên xe, được mệnh danh là 'sát thủ' của các mục tiêu tầm thấp.
Sau chưa đầy 1 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Tiểu đoàn 172, Trung đoàn 64 (Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân), bằng những nỗ lực không ngừng và thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, chiến sĩ trẻ Nguyễn Văn Dũng (23 tuổi), Xạ thủ số 1, Đại đội 3, Tiểu đoàn 172 đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Là đơn vị được đầu tư vũ khí, khí tài hiện đại, làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng trời Thủ đô Hà Nội và các mục tiêu trọng yếu khác. Hiện nay, trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, phương thức tác chiến đường không cũng có sự phát triển vượt bậc với sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
Trên trận địa của Tiểu đoàn 172, Trung đoàn 64, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân, tiếng Trung úy Nguyễn Văn Tài - Trung đội trưởng, Trưởng xe A89 thuộc Đại đội 3 vang lên dõng dạc, dứt khoát. Xung quanh, các chiến sĩ của trung đội tập trung lắng nghe, ghi nhớ từng động tác của người chỉ huy…
Được thành lập từ năm 1972 và đến năm 1989, Tiểu đoàn 172 (Trung đoàn 64, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không, không quân) cơ động ra miền Bắc, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng trời sân bay Nội Bài (Hà Nội) với tổ hợp tên lửa được mệnh danh là 'Sát thủ' của các loại mục tiêu tầm thấp
Thực hiện chương trình giảng dạy, học tập, sáng ngày 9/6, Cục đào tạo đã tổ chức cho học viên lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 3 trong CAND năm 2023 tham quan, học tập thực tế tại Tiểu đoàn S300, Trung đoàn 64, Sư đoàn 361 Quân chủng Phòng không không quân tại Chương Mỹ, Hà Nội.
Trung đoàn 64 (Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không-Không quân) là đơn vị phòng không hỗn hợp, được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đơn vị đã đặc biệt coi trọng tổ chức huấn luyện theo phương châm 'cơ bản, thiết thực, vững chắc, an toàn, tiết kiệm'.
Cứ gần tới những ngày cuối tháng 4, cựu chiến binh Lê Đại Cương không khỏi bồi hồi khi ôn lại những câu chuyện thời quân ngũ. Trong những câu chuyện của mình, ông không quên nhắc tới bài báo 'Lưới phòng không trong chiến đấu hợp đồng' đăng trên báo Chiến sĩ Giải phóng, số 18, ra ngày 17/5/1975.
Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, tức là chỉ cách khoảng hai tiếng đồng hồ trước khi lá cờ Quân giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, xạ thủ Nguyễn Văn Thoa (quê xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã bắn rơi chiếc máy bay C130 của địch tại xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn (phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất).
Tiểu đoàn tên lửa phòng không 172 được thành lập năm 1972. Sau vài tháng được cấp tốc huấn luyện trực tiếp bởi các chuyên gia Liên Xô, những người lính tên lửa A72 đã trở thành nỗi kinh hoàng của đối phương.
Cuộc chiến đấu của các xạ thủ tên lửa A72 ở đồng bằng Nam bộ diễn ra vô cùng ác liệt. Cho đến bây giờ Nguyễn Ngọc Chiến vẫn không thể quên những ngày chốt chặn đánh địch ở Long An.
Trung tướng - Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Phiệt đánh giá: Bộ đội tên lửa A72 VN có hiệu quả chiến đấu rất cao, lập nên những kỷ lục mang tầm cỡ thế giới, hiếm có nước nào đạt được.
Khi anh em tiểu đội thương vong gần hết, Phan Kim Kỳ với khẩu AK, một cơ cấu phóng tên lửa, đã bò sát hàng rào ngay đầu đường băng Tân Khai nhằm khi máy bay cất cánh để phóng đạn.
Nhiệm vụ sử dụng các loại vũ khí cồng kềnh, nhất là tên lửa phòng không vác vai thường do những chiến sĩ nam có vóc dáng to khỏe thực hiện. Tuy nhiên, chiến sĩ nữ của quân đội ta cũng không hề kém cạnh những đồng đội nam khi đã sử dụng thành thục loại tên lửa A-72.